Với mỗi người dân Việt Nam, gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, in dấu ấn sâu đậm trong suốt hành trình của một đời người. Đó là nơi con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành; là nơi có tổ tiên, dòng họ, ấp ủ tình thương của ông bà, cha mẹ, anh em, người thân; là cái nôi hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách mỗi cá nhân. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình việt Nam ngày phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, vun đắp, tạo nên hệ giá trị gia đình - một điểm tựa, sức mạnh tinh thần, một môi trường văn hóa giáo dục, điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, định hướng con người đến những điều tốt đẹp. Không chỉ là những truyền thống tốt đẹp trong phạm vi mỗi gia đình, hệ giá trị gia đình Việt Nam còn là hằng số văn hóa gắn kết giữa gia đình với đất nước, non sông. Đó là nét đẹp của tình yêu thương, sự đùm bọc, chở che; nét đẹp của truyền thống hiếu học, trọng danh dự… từ đó thể hiện truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc quốc gia.
Hệ giá trị gia đình Việt Nam được bồi đắp theo chiều dài lịch sử đất nước
Việt Nam đã và đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với mục tiêu:“Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao...; xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân...”. Trong sự nghiệp chung ấy, có sự đóng góp không nhỏ của từng gia đình.
Gia đình và giá trị gia đình được Đảng và Nhà nước đặt ở một vị trí quan trọng, ngang tầm với dân tộc, thời đại và được khẳng định qua các kỳ Đại hội Đảng, thể hiện trong nhiều văn kiện. Trong văn kiện Ðại hội XII của Đảng nêu rõ: «Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng mỗi trường học thật sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người».
Kế thừa và phát triển quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng qua các kỳ Đại hội và các Hội nghị Trung ương về lĩnh vực văn hóa trước đây, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: "Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới".
Tiếp nối Chỉ thị 49/CT ngày 21/2/2005 về “Xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, ngày 24/6/2021, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới”, tiếp tục khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước”.
Tháng 12/2021, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 theo Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ cũng đặt mục tiêu, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người; là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.
Đây là những văn bản quan trọng thể hiện tầm nhìn của Đảng về gia đình và công tác gia đình trong tình hình mới. Đồng thời, tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán và nhân văn của Đảng về xây dựng gia đình Việt Nam.
Chủ trương xây dựng gia đình, hệ giá trị gia đình Việt Nam đã xuyên suốt theo chiều dài lịch sử đất nước với nhiều biến động, thăng trầm. Những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam không bị mất đi mà ngày càng được bồi đắp, nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ, tạo sợi dây liên kết bền chặt giữa các thành viên, các thế hệ, khiến cho dòng chảy văn hóa gia đình truyền thống không bị đứt đoạn mà luôn có sự tiếp nối thường xuyên, liên tục, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của chân, thiện, mỹ. Đó là một hệ giá trị tốt đẹp về tình yêu thương, sự hiếu thuận, hòa hợp, tôn trọng, cần cù, sáng tạo, truyền thống yêu nước; đoàn kết cộng đồng; tôn sư trọng đạo, hiếu học… cùng với các phong tục, tập quán trong cưới xin, ma chay, giỗ tết… Những nét đẹp này là sự kết tinh của văn hóa gia đình và văn hóa dân tộc.
Gia đình và giá trị gia đình được Đảng và Nhà nước đặt ở một vị trí quan trọng, ngang tầm với dân tộc, thời đại và được khẳng định qua các kỳ Đại hội Đảng, thể hiện trong nhiều văn kiện. Trong văn kiện Ðại hội XII của Đảng nêu rõ: «Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng mỗi trường học thật sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người».
Kế thừa và phát triển quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng qua các kỳ Đại hội và các Hội nghị Trung ương về lĩnh vực văn hóa trước đây, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: "Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới".
Tiếp nối Chỉ thị 49/CT ngày 21/2/2005 về “Xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, ngày 24/6/2021, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới”, tiếp tục khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước”.
Tháng 12/2021, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 theo Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ cũng đặt mục tiêu, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người; là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.
Đây là những văn bản quan trọng thể hiện tầm nhìn của Đảng về gia đình và công tác gia đình trong tình hình mới. Đồng thời, tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán và nhân văn của Đảng về xây dựng gia đình Việt Nam.
Chủ trương xây dựng gia đình, hệ giá trị gia đình Việt Nam đã xuyên suốt theo chiều dài lịch sử đất nước với nhiều biến động, thăng trầm. Những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam không bị mất đi mà ngày càng được bồi đắp, nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ, tạo sợi dây liên kết bền chặt giữa các thành viên, các thế hệ, khiến cho dòng chảy văn hóa gia đình truyền thống không bị đứt đoạn mà luôn có sự tiếp nối thường xuyên, liên tục, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của chân, thiện, mỹ. Đó là một hệ giá trị tốt đẹp về tình yêu thương, sự hiếu thuận, hòa hợp, tôn trọng, cần cù, sáng tạo, truyền thống yêu nước; đoàn kết cộng đồng; tôn sư trọng đạo, hiếu học… cùng với các phong tục, tập quán trong cưới xin, ma chay, giỗ tết… Những nét đẹp này là sự kết tinh của văn hóa gia đình và văn hóa dân tộc.
Hệ giá trị gia đình Việt Nam đã xuyên suốt theo chiều dài lịch sử đất nước
Sự phát triển, tiến bộ, văn minh, no ấm, hạnh phúc của các gia đình thể hiện qua những kết quả của sự phát triển của đất nước. Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đến nay Việt Nam tự hào đạt được nhiều thành tựu to lớn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. GDP bình quân đầu người của Việt Nam có mức tăng trưởng đáng ghi nhận, từ con số khiêm tốn 231,45 USD năm 1985 (năm trước đổi mới 1986) lên 784,37 USD năm 2006 và 3.694,02 USD năm 2021, gây ấn tượng thế giới với con số 4.110 USD năm 2022 với quy mô GDP theo giá hiện hành lên tới 409 tỷ USD thể hiện tính năng động của nền kinh tế Việt Nam và sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong những năm gần đây. Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm tích cực. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và 4,4% năm 2021 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều (tiêu chí cao hơn trước).
Tính đến tháng 11/2022, cả nước đã có 5.869/8.225 xã (71,4%) đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, có 937 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 110 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã, hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại (số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Bên cạnh đó, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng cao trong 35 năm qua. Theo kết quả chính thức Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, giáo dục phổ thông đã có sự cải thiện rõ rệt về việc tăng tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi. Trong đó, bậc trung học phổ thông có sự cải thiện rõ nét nhất. Tỷ lệ đi học chung của cấp tiểu học là 101,0%; cấp trung học cơ sở là 92,8% và trung học phổ thông là 72,3%. Tỷ lệ đi học đúng tuổi các cấp này lần lượt là 98,0%, 89,2% và 68,3%. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 95,8%. Sự phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện quan trọng đảm bảo sự phát triển của mỗi gia đình, mang lại nhiều cơ hội trong tiếp cận các dịch vụ xã hội của mỗi cá nhân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Ngày 29/5/2012, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được phê duyệt. Sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược, thành tựu nổi bật về Mục tiêu 2 “Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam” đã được ghi nhận. Qua số liệu báo cáo của 63 tỉnh thành cho thấy, qua 8 năm thực hiện Mục tiêu 2 của Chiến lược, có 44 tỉnh đạt Chỉ tiêu 1 (về hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa); 38 tỉnh đạt Chỉ tiêu 2 (về hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện); 43 tỉnh đạt Chỉ tiêu 3 (về hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông bà, chăm sóc cha , mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ) và 36 tỉnh đạt Chỉ tiêu 4 (về hộ gia đình có người độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình)”. Những con số trên cho thấy nỗ lực của mỗi người dân trong gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, góp phần vào sự ổn định, phát triển của quốc gia, dân tộc.
Phong trào xây dựng gia đình văn hoá được khơi nguồn từ khá sớm, những năm 1960 của thế kỷ trước, song chính thức được phát động từ năm 2000 và được xác định là nội dung nòng cốt của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến nay, phong trào đã có sức lan toả mạnh mẽ đến từng gia đình, dòng họ, làng, thôn, bản, tổ dân phố, thể hiện qua nhiều phong trào ý nghĩa, như “Nuôi con khỏe dạy con ngoan”; “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Gia đình hiếu học”, “Gia đình nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo”... Đặc biệt, trong 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, những giá trị truyền thống cao đẹp, phẩm chất đáng quý trong mỗi gia đình được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ.
Bên cạnh đó là nhiều phong trào thi đua sôi nổi, tích cực liên quan đến việc lan tỏa những giá trị tốt đẹp của gia đình đã được các địa phương triển khai thực hiện, mang lại những hiệu ứng tích cực, giúp mỗi người thêm trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình. Tiêu biểu như các phong trào: Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; Xây dựng gia đình hạnh phúc; Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh; Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới…
Nhằm lan tỏa những nét đẹp trong văn hóa gia đình cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh, tháng 5/2001, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 28/6 hằng năm làm Ngày Gia đình Việt Nam. Đây đã trở thành một sự kiện văn hóa lớn, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đi tìm hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới
Đất nước đang ngày một đổi mới và phát triển, mỗi gia đình Việt Nam ngày nay đều có chất lượng cuộc sống tốt hơn, đời sống vật chất, tinh thần của nhiều hộ gia đình không ngừng được cải thiện là những điều kiện thuận lợi để bồi đắp thêm cho hệ giá trị gia đình. Các gia đình có xu hướng vươn tới cái mới, đề cao lợi ích, hạnh phúc, nguyện vọng và tính độc lập của mỗi cá nhân, để đời sống ngày một phong phú hơn, lan tỏa các giá trị sống trong thời kỳ hiện đại, làm đa dạng hơn bản sắc đa văn hóa của gia đình Việt Nam. Bên cạnh
đó, các gia đình có ý thức thiết lập mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, yêu thương đùm bọc nhau, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm với gia đình, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển trong các gia đình trên mọi miền đất nước.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, mỗi thành viên trong gia đình cũng đã “gạn đục, khơi trong”, chọn lọc những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài… để xây dựng thêm các giá trị chuẩn mực văn hóa gia đình mới, tích cực, phù hợp với thời kỳ hội nhập và phát triển. Song không mất đi những nét đẹp vốn có, gia đình hiện đại vẫn phát triển trên nền tảng gia đình truyền thống, một nền móng cơ bản và vững chắc, với các giá trị đức tính tốt đẹp, tôn trọng nghĩa tình, kính trên nhường dưới, lấy đức làm trọng trong lối sống, phong cách ứng xử. Hình ảnh những ngôi làng cổ vẫn còn nguyên vẹn, những mái nhà của cha ông vẫn được trùng tu, bảo tồn bên cạnh những ngôi nhà hiện đại cao tầng của các thế hệ trẻ. Điều này như một minh chứng về giáo dục, gìn giữ gia phong, lễ giáo và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Ngược lại, chính truyền thống văn hóa trong mỗi gia đình Việt Nam như một“sức mạnh nội sinh” để chống lại những tiêu cực, những ảnh hưởng từ bên ngoài.
Bên cạnh những nét đẹp trên thì việc gìn giữ, phát huy hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời đại mới hiện nay cũng đứng trước những khó khăn, thách thức.
Trong xã hội truyền thống, Việt Nam tự hào với những mô hình gia đình có sự chung sống của nhiều thế hệ “tam đại”, “tứ đại”, “ngũ đại” đồng đường. Trong xu thế phát triển mới, mô hình gia đình truyền thống đã và đang có sự thay đổi sang mô hình gia đình hạt nhân, nhằm đảm bảo tốt việc chăm sóc của cha mẹ với con cái. Cùng với đó là sự xuất hiện của kiểu gia đình mới: Cha, mẹ đơn thân, ly thân, gia đình đồng tính. Đây là sự thay đổi tất yếu, tuy nhiên do thiếu kỹ năng, kinh nghiệm sống nên hệ giá trị của một số gia đình cũng đang có nguy cơ suy giảm khi tình trạng mâu thuẫn, xung đột và nạn ly hôn trong các gia đình trẻ có chiều hướng gia tăng; nhiều bạn trẻ không kiểm soát được hành vi, suy nghĩ, có lối sống buông thả, dễ dãi do tiếp thu các tư tưởng, trào lưu, lối sống khác lạ đến từ bên ngoài, khiến để lại những hệ lụy lớn cho bản thân, gia đình và xã hội.
Ở đâu đó trong một số gia đình Việt Nam vẫn còn sự hiện diện những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, những tập tục mang màu sắc mê tín dị đoan, tâm linh, thần bí. Nhiều hủ tục vẫn hằn sâu trong nếp nghĩ của không ít gia đình như vấn đề tảo hôn, phép thuật của thầy mo hay những nghi lễ rườm rà trong ma chay, cưới hỏi… Cùng với đó là sự tồn tại chênh lệch về mức sống, khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho nhân dân. Tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực học đường vẫn xuất hiện, đặt ra nhiều vấn đề về tình trạng suy thoái đạo đức xã hội, sự tha hóa nhân cách con người.
Điều đáng nói là mặt trái của nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang tạo ra những khoảng cách với những rạn nứt trong quan hệ gia đình, bởi nhịp sống công nghiệp, vòng xoáy công việc đang khiến thời gian bên gia đình của mỗi người dường như hạn hẹp hơn và bởi những toán tính cá nhân của một số thành viên trong gia đình. Điều này khiến sợi dây gắn kết giữa các thành viên trong gia đình đang trở nên dần lỏng lẻo hơn, tạo nên những nguy cơ làm thay đổi hệ giá trị gia đình Việt Nam.
Trước tác động đa chiều của xã hội hiện đại, mặt trái của sự phát triển của internet và mạng xã hội cũng đang là một mối lo, đặt ra nhiều thách thức với các gia đình chúng ta. Không ít văn hóa phẩm độc hại, cổ súy cho lối sống nhanh, sống gấp, đề cao sự hưởng thụ, đi ngược với những giá trị, đạo đức, thuần phong mỹ tục đang len lỏi vào trong một số gia đình, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhằm tránh rạn nứt về mặt giá trị, đạo đức và văn hóa truyền thống, để có thể vun đắp thêm những giá trị trong hệ giá trị gia đình hiện nay rất cần có những định hướng phù hợp để điều chỉnh, quản lý. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra vào tháng 11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam. Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hoá gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự chỉ đạo này sẽ được hiện thực hóa bằng việc đưa Nghị quyết Đại hội đảng XIII vào cuộc sống, để hệ giá trị gia đình cùng với hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người sẽ tạo ra một cơ sở vững chắc, nhằm phát huy sức mạnh văn hóa, giá trị con người trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước; để văn hóa sẽ thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của đất nước trên con đường phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây cũng chính là khát vọng và đích đến của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử./.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, mỗi thành viên trong gia đình cũng đã “gạn đục, khơi trong”, chọn lọc những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài… để xây dựng thêm các giá trị chuẩn mực văn hóa gia đình mới, tích cực, phù hợp với thời kỳ hội nhập và phát triển. Song không mất đi những nét đẹp vốn có, gia đình hiện đại vẫn phát triển trên nền tảng gia đình truyền thống, một nền móng cơ bản và vững chắc, với các giá trị đức tính tốt đẹp, tôn trọng nghĩa tình, kính trên nhường dưới, lấy đức làm trọng trong lối sống, phong cách ứng xử. Hình ảnh những ngôi làng cổ vẫn còn nguyên vẹn, những mái nhà của cha ông vẫn được trùng tu, bảo tồn bên cạnh những ngôi nhà hiện đại cao tầng của các thế hệ trẻ. Điều này như một minh chứng về giáo dục, gìn giữ gia phong, lễ giáo và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Ngược lại, chính truyền thống văn hóa trong mỗi gia đình Việt Nam như một“sức mạnh nội sinh” để chống lại những tiêu cực, những ảnh hưởng từ bên ngoài.
Bên cạnh những nét đẹp trên thì việc gìn giữ, phát huy hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời đại mới hiện nay cũng đứng trước những khó khăn, thách thức.
Trong xã hội truyền thống, Việt Nam tự hào với những mô hình gia đình có sự chung sống của nhiều thế hệ “tam đại”, “tứ đại”, “ngũ đại” đồng đường. Trong xu thế phát triển mới, mô hình gia đình truyền thống đã và đang có sự thay đổi sang mô hình gia đình hạt nhân, nhằm đảm bảo tốt việc chăm sóc của cha mẹ với con cái. Cùng với đó là sự xuất hiện của kiểu gia đình mới: Cha, mẹ đơn thân, ly thân, gia đình đồng tính. Đây là sự thay đổi tất yếu, tuy nhiên do thiếu kỹ năng, kinh nghiệm sống nên hệ giá trị của một số gia đình cũng đang có nguy cơ suy giảm khi tình trạng mâu thuẫn, xung đột và nạn ly hôn trong các gia đình trẻ có chiều hướng gia tăng; nhiều bạn trẻ không kiểm soát được hành vi, suy nghĩ, có lối sống buông thả, dễ dãi do tiếp thu các tư tưởng, trào lưu, lối sống khác lạ đến từ bên ngoài, khiến để lại những hệ lụy lớn cho bản thân, gia đình và xã hội.
Ở đâu đó trong một số gia đình Việt Nam vẫn còn sự hiện diện những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, những tập tục mang màu sắc mê tín dị đoan, tâm linh, thần bí. Nhiều hủ tục vẫn hằn sâu trong nếp nghĩ của không ít gia đình như vấn đề tảo hôn, phép thuật của thầy mo hay những nghi lễ rườm rà trong ma chay, cưới hỏi… Cùng với đó là sự tồn tại chênh lệch về mức sống, khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho nhân dân. Tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực học đường vẫn xuất hiện, đặt ra nhiều vấn đề về tình trạng suy thoái đạo đức xã hội, sự tha hóa nhân cách con người.
Điều đáng nói là mặt trái của nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang tạo ra những khoảng cách với những rạn nứt trong quan hệ gia đình, bởi nhịp sống công nghiệp, vòng xoáy công việc đang khiến thời gian bên gia đình của mỗi người dường như hạn hẹp hơn và bởi những toán tính cá nhân của một số thành viên trong gia đình. Điều này khiến sợi dây gắn kết giữa các thành viên trong gia đình đang trở nên dần lỏng lẻo hơn, tạo nên những nguy cơ làm thay đổi hệ giá trị gia đình Việt Nam.
Trước tác động đa chiều của xã hội hiện đại, mặt trái của sự phát triển của internet và mạng xã hội cũng đang là một mối lo, đặt ra nhiều thách thức với các gia đình chúng ta. Không ít văn hóa phẩm độc hại, cổ súy cho lối sống nhanh, sống gấp, đề cao sự hưởng thụ, đi ngược với những giá trị, đạo đức, thuần phong mỹ tục đang len lỏi vào trong một số gia đình, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhằm tránh rạn nứt về mặt giá trị, đạo đức và văn hóa truyền thống, để có thể vun đắp thêm những giá trị trong hệ giá trị gia đình hiện nay rất cần có những định hướng phù hợp để điều chỉnh, quản lý. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra vào tháng 11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam. Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hoá gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự chỉ đạo này sẽ được hiện thực hóa bằng việc đưa Nghị quyết Đại hội đảng XIII vào cuộc sống, để hệ giá trị gia đình cùng với hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người sẽ tạo ra một cơ sở vững chắc, nhằm phát huy sức mạnh văn hóa, giá trị con người trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước; để văn hóa sẽ thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của đất nước trên con đường phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây cũng chính là khát vọng và đích đến của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử./.
ThS. Bùi Trị Điền
Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội