Ưu tiên phát triển doanh nghiệp công nghệ trong hành trình mới

|

Ưu tiên phát triển doanh nghiệp công nghệ trong hành trình mới

Hòa theo làn sóng của thế giới, Việt Nam đang từng bước nhập cuộc với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và trên hành trình chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ được xem chìa khóa then chốt để mở cánh cửa thành công, đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và vươn ra thế giới.

 
Những kết quả đạt được
 
Trong bối cảnh kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghệ đang được coi là nền tảng và động lực phát triển của các quốc gia. Xác định rõ điều đó, năm 2005, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, với định hướng ưu tiên đầu tư cho xây dựng và phát triển ngành công nghệ thông tin. Bước đi đầu tiên để hiện thực hóa Chiến lược này là sự ra đời của Luật Công nghệ thông tin vào năm 2006, tạo hành lang pháp lý cơ sở cho các hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam. Đến nay, môi trường pháp lý cho phát triển công nghệ thông tin ngày càng hoàn thiện với hàng loạt nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn…, đưa công nghệ trở thành“người bạn” đồng hành, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Trong đó, một số Bộ, ngành đã phát huy vai trò hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin phát triển. Đơn cử như Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Bộ Tài chính tiến hành sửa đổi, bổ sung về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
 
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Với sự hỗ trợ của các quan quản Nhà nước, hoạt động của lĩnh vực công nghệ Việt Nam đang những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong những năm gần đây. Theo thống của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết năm 2018, cả nước khoảng 50.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong đó, có trên 30.000 doanh nghiệp trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ (chưa tính đến các doanh nghiệp phân phối), tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực phần cứng, phần mềm, nội dung số. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã tạo dựng được thương hiệu uy  tín cả ở trong nước quốc tế. Trong đó, phải kể đến những tên tuổi đình đám, được kỳ vọng giữ vai trò tiên phong giúp nền kinh tế Việt Nam tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng 5 công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 là IoT (internet vạn vật kết nối), Big Data (phân tích dữ liệu lớn), AI (trí tuệ nhân tạo), Cloud Computing (điện toán đám mây) và Blockchain (khối chuỗi)... như: Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn FPT, Công ty cổ phần VNG (VNG)….
 
Một trong những gương mặt đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của nền kinh tế với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, sản phẩm là Viettel. Tập đoàn này đang tập trung vào hàng loạt các dự án công nghệ 4.0 cho Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh… từ Trung ương đến địa phương. Trong giáo dục, Viettel cung cấp phần mềm cho chương trình của kỳ thi quốc gia, chương trình Internet trường học tại 40.000 điểm trường và cơ sở giáo dục. Trong nông nghiệp, Viettel tập trung phát triển hạ tầng sản phẩm thông minh, như: Hệ thống tưới tiêu tự động; Hệ thống cảnh báo giám sát chất lượng nước, đất, không khí, giúp các ngành nuôi tăng năng suất, giảm rủi ro bệnh tật. Viettel đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030, tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1 của Việt Nam về viễn thông và công nghiệp công nghệ cao và trở thành tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu.
 
Một “chiến binh” khác của lĩnh vực công nghệ được nhắc đến là FPT. Thời gian qua, Tập đoàn FPT là đối tác cung cấp các dịch vụ phần mềm cho nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Mới đây, FPT thử nghiệm thành công công nghệ tự điều hành trên xe ô tô thương mại và ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI, tạo cơ sở để Tập đoàn này hiện thực hóa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào công nghiệp ô tô, sản xuất thông minh và trí tuệ nhân tạo.
 
Trong khi đó, Công ty cổ phần VNG từng bước khẳng định  là một trong những  công  ty tiên  phong  trong việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới với việc đầu tư phát triển các sản phẩm, giải pháp  như: Gương thông minh (trí tuệ nhân tạo), hệ thống quản lý bãi xe thông  minh  (IoT), camera giám  sát  (Cloud Computing), hệ thống chiếu sáng thông minh (IoT)…
 
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ tạo sân chơi cho riêng các doanh nghiệp công nghệ mà còn thu hút nhiều doanh nghiệp khác tham gia. Để bắt kịp xu hướng toàn cầu, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã và đang nỗ lực chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp giải pháp dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, cụ thể là cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, IoT, thành phố thông minh (Smart City) và phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên các công nghệ mới. Hiện VNPT đang tiếp tục tập trung đưa ra các giải pháp công nghệ thông tin thông minh chuyên ngành về y tế, giáo dục, an ninh, an toàn giao thông... Với hướng đi này, VNPT hiện là đối tác chiến lược, cung cấp phần mềm quản lý y tế cho hơn 7.000 cơ sở y tế (trên tổng số khoảng 13.000 cơ sở y tế của cả nước), triển khai hệ thống quản lý giáo dục cho hơn 12.000 trường học với gần 5 triệu hồ sơ học sinh…
 
 
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Sân chơi công nghệ trong nước mới đây cũng xuất hiện sự góp mặt của Tập đoàn Vingroup, khi tập đoàn này công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực công nghệ - công nghiệp, với mục tiêu đến năm 2028, Vingroup sẽ trở thành một tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ đẳng cấp quốc tế.
 
Với sự góp mặt ngày một nhiều của các doanh nghiệp cùng sự sôi động của thị trường, năm 2018, ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tiếp tục đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu toàn ngành Thông tin và truyền thông, với doanh thu ước đạt 98,9 tỉ USD.
 
Đáng mừngtrong những năm gần đây, Việt Nam luôn tăng hạng trong xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Năm 2017, Việt Nam đã tăng hạng khá ấn tượng, từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế (tăng 12 bậc). Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam từng đạt được tính đến thời điểm đó. Bên cạnh đó, Việt Nam còn đứng vị trí số 1 về chỉ số GII 2017 trong số các nước có thu nhập trung bình thấp. Sang năm 2018, Việt Nam tiếp tục tăng 2 bậc, xếp thứ 45/126 quốc gia, trong đó, nhóm chỉ số về tri thức - công nghệ của Việt Nam có thứ hạng rất cao, thứ 28. Mới đây, ngày 24/7/2019, WIPO đã công bố Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2019. Theo đó, Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 3 bậc, lên vị trí 42 trên 129 quốc gia/nền kinh tế được xếp hạng so với năm 2018. Thứ hạng này đã cải thiện 17 bậc so với xếp hạng năm 2016 và đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấpđứng thứ 3 trong ASEAN, sau Singapore Malaysia. Trong bước tiến về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm nay,điểm đáng chú ý hai chỉ số liên quan đến đầu vào và đầu ra của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã có những bước nhảy vọt. Cụ thể: Chỉ số Tổng chi cho nghiên cứu và phát triển tăng 5 bậc; Chỉ số Sản phẩm dựa trên tri thứccông nghệ tăng 8 bậc. Việc cải thiện thứ hạng trong các năm qua cho thấy, Việt Nam đã đạt kết quả trong việc tiếp cận với kiến thức khoa học công nghệ của thế giới và hòa nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
 
Một tác động tích cực có thể thấy rõ là sự phát triển của lĩnh vực công nghệ đã đóng góp quan trọng cho tăng trưởng phát triển kinh tế nước ta. Điều này thể hiện qua việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng, thay vào đó đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ của khoa học, kỹ thuật công nghệ, từ đó nâng cao năng suất lao động hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Theo Tổng cục Thống kê, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện đáng kể trong năm 2018, trong đó đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,50%, bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 43,29%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao động), tăng 5,93% so với năm 2017, cao hơn nhiều mức tăng 5,29% của năm 2016. Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017 5,97 năm 2018, bình quân giai đoạn 2016-2018 hệ số ICOR ở mức 6,17, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015.
 
Không chỉ tác động tích cực đến nền kinh tế quốc gia, sự phát triển của lĩnh vực công nghệ đồng thời mang lại những bước đột phá mới cho các ngành kinh tế khác, nhờ việc cung cấp các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, sản xuất và phân phối cho các doanh nghiệp với mức chi phí hợp lý.
 
Nói về câu chuyện tăng trưởng dài hạn, theo các chuyên gia, trong bài học quá khứ của các nền kinh tế, quá trình phát triển đi từ việc khai thác những ưu đãi về thiên nhiên, về con người, những điều kiện nhân tố cho đến lúc phát triển thị trường hiệu quả và trở thành một nền kinh tế dựa vào đổi mới, thường kéo dài 30 năm đến 50 năm. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được cơ hội thì sự đi lên, lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ sẽ cho phép Việt Nam không phải đi theo từng bước trong cả một lộ trình và sớm thoát bẫy thu nhập trung bình, trở thành quốc gia có thu nhập cao.
 
Còn đó những rào cản
 
Tuy được coi là “con át chủ bài” trong hành trình Việt Nam chuyển đổi số quốc gia và thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0, song trên thực tế sự phát triển của lĩnh vực công nghệ nước ta vẫn còn tồn tại không ít rào cản.
 
Một trong những rào cản quan trọng nhất hiện nay là nguồn nhân lực của lĩnh vực công nghệ trong nước còn mỏng về lượng, yếu về chất, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong khâu đào tạo và định hướng nghề nghiệp. Theo báo cáo Thị trường tuyển dụng của VietnamWorks (một công ty tuyển dụng lớn nhất Việt Nam thuộc tập đoàn Navigos) thực hiện vào quý I/2017, ngành Công nghệ thông tin hiện đang đứng đầu trong top 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất Việt Nam. Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin tăng trung bình 47%/năm. Tuy nhiên, số lượng nhân sự cung ứng cho ngành nghề này chỉ ở mức tăng trung bình 8%/năm. Dự báo đến năm 2020, Việt Nam cần 1,2 triệu nhân lực ngành Công nghệ thông tin, song số lượng nhân lực thiếu hụt lại lên đến 500 nghìn người. Như vậy, nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin năm 2020 mới chỉ đáp ứng được khoảng 58% nhu cầu thực tế.
 
Không chỉ thiếu hụt về số lượng, nhân lực ngành công nghệ thông tin còn khá yếu về cả kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm làm việc và trình độ ngoại ngữ. Theo Viện Chiến lược Công nghệ thông tin, có tới hơn 70% sinh viên ngành Công nghệ thông tin không có kinh nghiệm thực hành, do đa số thực hành trên “giấy” thay vì trên “máy” và thời gian thực hành là rất ít. Bên cạnh đó, thời gian thực tập của các sinh viên cũng khá ngắn, chỉ 3 tháng trong cả quá trình học. Những điều này dẫn đến lượng lớn sinh viên ra trường lóng ngóng khi làm việc tại doanh nghiệp. Thêm một yếu điểm của sinh viên ngành Công nghệ thông tin là thiếu tự tin về ngoại ngữ, trong khi đây lại là một kỹ năng bắt buộc để có thể tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản hướng dẫn kỹ thuật, phần mềm ứng dụng bằng tiếng Anh.
 
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đang gặp khó khăn với bài toán về vốn, đặc biệt khi nghiên cứu đưa ứng dụng công nghệ trên thế giới về“sân nhà”. Hiện chi phí để áp dụng công nghệ này rất lớn, thể lên đến hàng trăm nghìn, thậm chí cả triệu USD. Mức chi phí này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nguồn lực vốn lớn, trong khi các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu quy vừa nhỏ.
 
Mặt khác, mặc dù quan điểm thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ trong nước được đưa ra từ lâu, song nguồn lực quốc gia dành cho lĩnh vực này còn hạn chế. Theo thống kê, mức chi cho khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 0,44% GDP, khá thấp so với bình quân của thế giới2,23% GDP (Thái Lan 0,78%; Singapore 2,2%; Malaysia 1,3%, Trung Quốc 2,1%). Điều này đỏi hỏi Việt Nam cần mạnh dạn đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, để chúng ta không bị mắc kẹt trong“hố đen”năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp bẫy thu nhập trung bình.
 
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, cả nước có khoảng 100.000 doanh nghiệp công nghệ để thực hiện trọng trách dẫn dắt việc chuyển đổi số quốc gia, kết nối các doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực và đưa Việt Nam lọt top 30 cường quốc về công nghệ thông tin cũng như thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Để đạt được mục tiêu này, tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cho biết sẽ sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia nhằm tạo thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ. Chính phủ cũng xác định nhiệm vụ đầu tiên và then chốt nhất là hoàn thiện nền kinh tế thị trường, đổi mới sáng tạo; tiếp sau đó là hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
 
Ngoài việc đồng ý với chủ trương thí điểm xây dựng khu công nghiệp, công nghệ sáng tạo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và đổi mới giáo dục theo hướng đưa các nội dung giáo dục về công nghệ vào chương trình giáo dục phổ thông để nâng cao năng lực tiếp cận, Thủ tướng Chính phủ đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chiến lược về phát triển doanh nghiệp công nghệ, làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai phát triển công nghệ trong thời gian tới và sẽ nghiên cứu giải quyết các vấn đề cụ thể như: Liên kết, kêu gọi các doanh nghiệp hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm; Nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút nhân lực nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số…
 
Với những chủ trương rõ ràng của Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, chắc chắn rằng lĩnh vực công nghệ trong nước sẽ phát triển và các doanh nghiệp công nghệ hoàn toàn có thể gánh vác được việc chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ trên toàn cầu./.
Bích Ngọc