Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ổn định và bền vững

|

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ổn định và bền vững

Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa truyền thống đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, du lịch sinh thái nông thôn tại Việt Nam hiện có dư địa khai thác tiềm năng phát triển rất lớn. Du lịch nông thôn không chỉ đem lại sinh kế cho người dân vùng nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường sinh thái, hỗ trợ cho sự phát triển đa dạng, bền vững của điểm đến du lịch Việt Nam.

Tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, điểm đến du lịch thường được khai thác ở những nơi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, khu vực ven biển…, từ đó, thu hút lượng lớn du khách trong nước quốc tế đến các địa danh này. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2023, Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách quốc tế đặt ra từ đầu năm. Trong đó, trên 9,8 triệu lượt khách quốc tế đến từ các quốc gia châu Á, gần 1,5 triệu lượt khách đến từ châu Âu, khoảng 900 nghìn lượt khách từ châu Mỹ, còn lại là từ châu Úc châu Phi. Nhờ các địa phương đã tích cực triển khai nhiều sản phẩm du lịch, hoạt động văn hóa, thể thao nhằm kích cầu du lịch, doanh thu du lịch lữ hành cả nước ước đạt 37,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức tăng 52,5% so với năm 2022.


Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo đến năm 2030, số lượng khách tham gia vào loại hình du lịch nông thôn, sinh thái trên toàn cầu sẽ chiếm 10% trong tổng du khách, doanh thu khoảng 30 tỷ USD, tăng trưởng hàng năm từ 10-30%, trong khi du lịch truyền thống (nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, hội họp) chỉ tăng trung bình 4%/năm.

Hiện, Việt Nam hàng nghìn điểm du lịch, khu du lịch do các địa phương quản lý, trong đó khoảng 70% các điểm, khu du lịch ở khu vực nông thôn với nguồn tài nguyên đa dạng, nhiều dư địa phát triển du lịch. vậy, phát triển du lịch nông thôn với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch canh nông hiện nay đang trở thành xu thế, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội; giúp lan tỏa lợi ích rộng hơn giữa các vùng dân cư, làm tăng sức hấp dẫn, phát huy được nhiều nguồn lực bản sắc văn hóa truyền thống của khu vực nông thôn. Du lịch thể thúc đẩy phát triển nông thôn với tư cách là công cụ giúp đa dạng hóa kinh tế chia sẻ lợi ích trong toàn bộ chuỗi giá trị chung cũng như tạo việc làm, bảo vệ môi trường, góp phần tiêu thụ gia tăng giá trị hàng nông sản, nâng cao đời sống người dân. Ở quy mô địa phương, phát triển du lịch nông thôn được đánh giá là sẽ đem lại nhiều giá trị bền vững, tạo nên mối quan hệ cộng sinh với việc bảo tồn các giá trị thiên nhiên, các hệ sinh thái, đa dạng sinh vật trên cả nước. Du lịch nông thôn không chỉ hỗ trợ nâng cao đời sống của người dân địa phương mà còn mang đến hội phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phát triển kinh tế ở những khu vực hiện đang gặp phải tình trạng thiếu việc làm. Qua đó, góp phần chuyển đổi cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp, giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập, giảm tình trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị.


Việt Nam có tiềm năng lớn phát triển du lịch nông thôn

Bên cạnh đó, mô hình du lịch nông thôn không chỉ đem lại sinh kế cho nông dân mà còn góp phần khai thác sức mạnh của du lịch để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo nguồn lực, thực hiệnhoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững, đặc biệt là các mục tiêu về: Không đói nghèo, Bình đẳng giới, Việc làm phù hợp Tăng trưởng kinh tế, Giảm bất bình đẳng, Tiêu dùng Sản xuất trách nhiệm…

Đáng nói là, phát triển du lịch nông thôn tại Việt Nam nhiều thuận lợi, nhấtkhi Chính phủ dành nhiều chính sách ưu đãi, phát triển ngành du lịch kết hợp với thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia… Ngày 22/2/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 263/ QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Theo đó, bên cạnh 11 nội dung thành phần, thêm 6 chương trình chuyên đề chuyên sâu. Đặc biệt, lần đầu tiên đưa du lịch nông thôn trở thành một Chương trình để chỉ đạo thực hiện đồng bộ, mang tính hệ thống trên địa bàn cả nước gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây được xem là những định hướng cụ thể để các địa phương Xây dựng kế hoạch đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn tại địa phương. Trong tầm nhìn dài hạn, du lịch nông thôn được xác định là một cấu thành của chính sách phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, nằm trong nhóm các định hướng, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Để đẩy mạnh thu hút khách quốc tế, phục hồi du lịch, tạo động lực cho phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, trong năm 2023, Việt Nam triển khai áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả quốc gia, vùng lãnh thổ với thời hạn tạm trú được nâng từ 30 ngày lên đến 90 ngày nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày cho công dân các nước được miễn thị thực đơn phương. Việc triển khai cấp thị thực điện tử thời hạn tạm trú cho khách quốc tế tạo điều kiện cho du khách thời gian thực hiện thêm điểm đến mới, gia tăng trải nghiệm để tìm hiểu văn hóa, truyền thống, bản sắc dân tộc tại các vùng nông thôn Việt Nam.

Cũng trong năm 2023, Việt Nam vinh dự đón nhận 19 hạng mục Giải thưởng hàng đầu Thế giới 54 hạng mục Giải thưởng hàng đầu châu Á do Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng. Trong đó đáng chú ý, Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là“Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới, lần thứ 5 liên tiếp được bình chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á”. Điều đó góp phần gia tăng sức hút của Việt Nam trong mắt cộng đồng quốc tế, giúp thu hút khách du lịch đến với mọi miền đất nước.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, du lịch nông thôn ở Việt Nam hiện nay dù mang lại lợi ích kinh tế - xã hội đáng kể, nhưng vẫn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu là khai thác các sản phẩm sẵn có, chưa tạo ra sự độc đáo về văn hóa giá trị gia tăng sản phẩm. Kết cấu hạ tầng, sở vật chất phụ trợ chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chất lượng tính bền vững chưa cao. Nhiều điểm đến của loại hình du lịch nông thôn gặp khó khăn trong việc kết nối với doanh nghiệp lữ hành để hoàn thiện, xây dựng sản phẩm cũng như thu hút khách du lịch. Chủ thể phát triển du lịch nông thôn phần lớn là các hộ dân địa phương, chưa sự kết nối, xâu chuỗi, cùng hợp tác hỗ trợ nên vẫn chưa hoàn chỉnh được bức tranh du lịch nông thôn Việt Nam.

Để khắc phục những bất cập trong quá trình phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng chính sách, chế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, khai thác điểm đến; tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp đăngkinh doanh, ưu đãi về vốn thuế cho những hộ dân, doanh nghiệp tham gia loại hình du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, cần chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp lữ hành đưa du khách về khu vực nông thôn; đồng thời đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, sở thu gom xử lý rác; cần xây dựng bộ tiêu chí điểm đến du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới qua đó định hướng cho các địa phương đầu tư xây dựng.

Với việc trở thành một cấu phần của Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 trên sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới. Phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, bao trùm đa giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường trên sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, các hoạt động nông nghiệp môi trường sinh thái đặc trưng vùng miền, gắn với chuyển đổi số đổi mới, sáng tạo. Phát huy vai trò chủ thể của người dân cộng đồng; thúc đẩy sự tham gia tích cực chủ động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác vào phát triển kinh tế du lịch nông thôn thông qua các hình thức liên kết chuỗi giá trị du lịch hiệu quả. Mục tiêu nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm phát triển bền vững.
 
 
Theo lộ trình cụ thể, đến năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển, chuẩn hoá các điểm đến sản phẩm du lịch nông thôn; mỗi tỉnh, thành phố phấn đấu ít nhất 01 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; 50% sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số. Phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch. Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mớitiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù. Ít nhất 70% chủ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch ít nhất 01 nhân viên thành thạo ngoại ngữ. Xây dựng sở dữ liệu bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên toàn quốc.

Các nhóm nhiệm vụ thực hiện mục tiêu tập trung vào: Đầu tư điểm đến du lịch nông thôn; phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng miền; phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá, truyền thông; xây dựng triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, trách nhiệm bền vững. Để thực hiện các nhiệm vụ đó, cần soát, hoàn thiện chế, chính sách về phát triển du lịch nông thôn; huy động, lồng ghép sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn; tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức; bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho lao động du lịch nông thôn; ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số; đồng thời tăng cường phối hợp liên ngành hợp tác quốc tế về phát triển du lịch nông thôn.


Thành phố Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước về phát triển du lịch nông thôn với việc xây dựng và quy hoạch phát triển 17 làng nghề gắn với du lịch. Nhiều địa phương trong cả nước đã quan tâm xây dựng  triển khai các chương trình bảo tồn  phát triển nghề, làng nghề, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao gắn với du lịch cộng đồng, không chỉ thu hút khách du lịch mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương. Điển hình như: Tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với làng nghề; tỉnh Bình Định xây dựng đề án thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề giai đoạn 2020-2025; tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt đề án phát triển các tuyến điểm du lịch đặc trưng gắn với các làng nghề dệt thổ cẩm, gốm... Đây là những tiềm năng để các địa phương nói riêng, ngành nông nghiệp nói chung phát triển du lịch.


Minh Huyền