Chiều ngày 29/12/2020, Cục Thống kê thành phố Hà Nội tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của Thành phố. Ông Đậu Ngọc Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp.
Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo và chuyên viên các phòng nghiệp vụ của Cục Thống kê Hà Nội và một số đơn vị báo chí, truyền thông.
Tại buổi họp báo, Cục trưởng Đậu Ngọc Hùng đã trình bày một số vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế -xã hội thành phố Hà Nội năm 2020. Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 của Thành phố tăng 3,98% so với năm 2019 (quý I tăng 4,13%; quý II tăng 1,76%; quý III tăng 3,95%; quý IV tăng 5,77%). Mặc dù đây là mức tăng trưởng thấp so với kế hoạch, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, thì kết quả trên là rất quan trọng, thể hiện tính chủ động, kịp thời, hiệu quả các giải pháp của Thành phố trong phòng, chống, dập dịch và phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo và chuyên viên các phòng nghiệp vụ của Cục Thống kê Hà Nội và một số đơn vị báo chí, truyền thông.
Tại buổi họp báo, Cục trưởng Đậu Ngọc Hùng đã trình bày một số vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế -xã hội thành phố Hà Nội năm 2020. Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 của Thành phố tăng 3,98% so với năm 2019 (quý I tăng 4,13%; quý II tăng 1,76%; quý III tăng 3,95%; quý IV tăng 5,77%). Mặc dù đây là mức tăng trưởng thấp so với kế hoạch, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, thì kết quả trên là rất quan trọng, thể hiện tính chủ động, kịp thời, hiệu quả các giải pháp của Thành phố trong phòng, chống, dập dịch và phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
Ông Đậu Ngọc Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê Hà Nội trình bày một số vấn đề cơ bản
về tình hình kinh tế -xã hội thành phố Hà Nội năm 2020
về tình hình kinh tế -xã hội thành phố Hà Nội năm 2020
Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (tương đương 5.285 USD). Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,24% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,67%; khu vực dịch vụ chiếm 62,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3% (Cơ cấu tương ứng năm 2019 là: 2,02%; 22,9%; 63,73% và 11,35%).
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính tăng 4,2% so với năm 2019, đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Đây là khu vực ghi nhận tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung và cao hơn mức tăng của nhiều năm qua.
Khu vực công nghiệp và xây dựng ước tính tăng 6,39% so với năm 2019, đóng góp 1,43 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Trong đó: Ngành công nghiệp tăng 4,91%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành xây dựng tiếp tục tăng cao 8,9% so với năm 2019, đóng góp 0,74 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong đó công tác giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực; đã khởi công một số công trình lớn và hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Khu vực dịch vụ tăng 3,29% so với năm trước (đóng góp 2,1 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP), thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,27% năm 2018 và 7,59% năm 2019 do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhất là các ngành, lĩnh vực: Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xuất nhập khẩu, vui chơi, giải trí…
Ngành bán buôn, bán lẻ là điểm sáng trong khu vực dịch vụ với mức tăng 8,84%, là một trong những ngành đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của Thành phố (đóng góp 0,81 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP). Một số ngành duy trì tăng trưởng khá: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 7,21%; thông tin và truyền thông tăng 6,89%.
Hoạt động y tế, giáo dục được quan tâm, chú trọng; giá trị tăng thêm ngành y tế và trợ giúp xã hội ước tăng 14,23% so với năm 2019; ngành giáo dục và đào tạo tăng 7,01%.
Cục trưởng Đậu Ngọc Hùng cho biết, năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố 5 năm 2021-2025. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2021, đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, đồng thời tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau: (1) Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do đại dịch Covid-19. (2) Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục nhằm giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân. (3) Tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những tháng đầu năm; huy động tốt nguồn vốn tư nhân cho đầu tư phát triển. (4) Chủ động bám sát diễn biến thời tiết, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm. (5) Quan tâm phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; xây dựng và thực hiện kế hoạch kích cầu tiêu dùng, chương trình khuyến mại tập trung năm 2021; (6) Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội…
Buổi Họp báo cũng đã dành thời gian thỏa đáng để giải đáp những câu hỏi của các đại biểu tham dự liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội năm 2020.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính tăng 4,2% so với năm 2019, đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Đây là khu vực ghi nhận tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung và cao hơn mức tăng của nhiều năm qua.
Khu vực công nghiệp và xây dựng ước tính tăng 6,39% so với năm 2019, đóng góp 1,43 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Trong đó: Ngành công nghiệp tăng 4,91%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành xây dựng tiếp tục tăng cao 8,9% so với năm 2019, đóng góp 0,74 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong đó công tác giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực; đã khởi công một số công trình lớn và hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Khu vực dịch vụ tăng 3,29% so với năm trước (đóng góp 2,1 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP), thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,27% năm 2018 và 7,59% năm 2019 do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhất là các ngành, lĩnh vực: Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xuất nhập khẩu, vui chơi, giải trí…
Ngành bán buôn, bán lẻ là điểm sáng trong khu vực dịch vụ với mức tăng 8,84%, là một trong những ngành đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của Thành phố (đóng góp 0,81 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP). Một số ngành duy trì tăng trưởng khá: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 7,21%; thông tin và truyền thông tăng 6,89%.
Hoạt động y tế, giáo dục được quan tâm, chú trọng; giá trị tăng thêm ngành y tế và trợ giúp xã hội ước tăng 14,23% so với năm 2019; ngành giáo dục và đào tạo tăng 7,01%.
Cục trưởng Đậu Ngọc Hùng cho biết, năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố 5 năm 2021-2025. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2021, đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, đồng thời tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau: (1) Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do đại dịch Covid-19. (2) Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục nhằm giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân. (3) Tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những tháng đầu năm; huy động tốt nguồn vốn tư nhân cho đầu tư phát triển. (4) Chủ động bám sát diễn biến thời tiết, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm. (5) Quan tâm phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; xây dựng và thực hiện kế hoạch kích cầu tiêu dùng, chương trình khuyến mại tập trung năm 2021; (6) Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội…
Buổi Họp báo cũng đã dành thời gian thỏa đáng để giải đáp những câu hỏi của các đại biểu tham dự liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội năm 2020.
Toàn cảnh buổi Họp báo
Tin, ảnh: Thu Hường