Năm 2020 là một năm đầy biến động với cả thế giới khi nhiều lĩnh vực chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, trong đó có giáo dục. Do nhiều trường học đóng cửa tạm thời, các quốc gia không nhận sinh viên quốc tế, nhiều du học sinh đã chấp nhận con đường “du học tại chỗ”, khiến mô hình này ngày càng phát triển.
Việt Nam là quốc gia có số lượng lớn du học sinh tại nước ngoài với mong muốn được tiếp cận với môi trường giáo dục tiên tiến, tìm kiếm cơ hội, việc làm tốt ở nước ngoài, đồng thời được trải nghiệm và khám phá những điều mới mẻ về văn hóa, đất nước và con người của các nước. Theo số liệu thống kê của Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo), năm 2020 Việt Nam có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài, tập trung nhiều ở các quốc gia phát triển như Úc (30.000), Mỹ (29.000), Canada 21.000, Anh (12.000), Trung Quốc 11.000… Riêng tại Mỹ, năm học 2019-2020, Việt Nam tiếp tục đứng vị trí thứ 6 trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học và đóng góp 827 triệu USD cho nền kinh tế này (báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế - IIE).
Năm 2020, những quốc gia có số lượng lớn du học sinh Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc… cũng chính là những nơi chịu thiệt hại lớn từ dịch bệnh, khiến con đường du học của nhiều du học sinh bị gián đoạn. Nhiều du học sinh rơi vào cảnh khó khăn về tài chính, chỗ ăn ở, kế hoạch học tập và tìm kiếm việc làm do các nước thực hiện giãn cách xã hội, nhiều trường học trên thế giới chuyển sang hình thức học online để phòng dịch. Trước những khó khăn đó, một số du học sinh trở về nước và lựa chọn con đường “du học tại chỗ”. Đây là một hình thức học trực tuyến vẫn theo chương trình đào tạo chuẩn quốc tế của các trường đại học nước ngoài ngay tại Việt Nam và vẫn được cấp bằng, chính chỉ quốc tế.
Trên thực tế, trong gần một thập kỷ qua, việc hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo với nước ngoài được Chính phủ quan tâm và đẩy mạnh phát triển, thể hiện qua việc tập trung hoàn thiện chính sách cho hoạt động này. Trong đó, Luật Giáo dục năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được ban hành, thúc đẩy quá trình tự chủ đại học, đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục, mở ra nhiều hơn cơ hội thu hút các trường đại học xuất sắc vào Việt Nam. Theo đó, Ngành giáo dục Việt Nam cũng đã chủ động hòa nhập cùng thế giới, triển khai các chương trình liên kết, hợp tác đào tạo quốc tế, mang đến cơ hội học tập với chất lượng quốc tế cho sinh viên.
Việt Nam là quốc gia có số lượng lớn du học sinh tại nước ngoài với mong muốn được tiếp cận với môi trường giáo dục tiên tiến, tìm kiếm cơ hội, việc làm tốt ở nước ngoài, đồng thời được trải nghiệm và khám phá những điều mới mẻ về văn hóa, đất nước và con người của các nước. Theo số liệu thống kê của Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo), năm 2020 Việt Nam có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài, tập trung nhiều ở các quốc gia phát triển như Úc (30.000), Mỹ (29.000), Canada 21.000, Anh (12.000), Trung Quốc 11.000… Riêng tại Mỹ, năm học 2019-2020, Việt Nam tiếp tục đứng vị trí thứ 6 trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học và đóng góp 827 triệu USD cho nền kinh tế này (báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế - IIE).
Năm 2020, những quốc gia có số lượng lớn du học sinh Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc… cũng chính là những nơi chịu thiệt hại lớn từ dịch bệnh, khiến con đường du học của nhiều du học sinh bị gián đoạn. Nhiều du học sinh rơi vào cảnh khó khăn về tài chính, chỗ ăn ở, kế hoạch học tập và tìm kiếm việc làm do các nước thực hiện giãn cách xã hội, nhiều trường học trên thế giới chuyển sang hình thức học online để phòng dịch. Trước những khó khăn đó, một số du học sinh trở về nước và lựa chọn con đường “du học tại chỗ”. Đây là một hình thức học trực tuyến vẫn theo chương trình đào tạo chuẩn quốc tế của các trường đại học nước ngoài ngay tại Việt Nam và vẫn được cấp bằng, chính chỉ quốc tế.
Trên thực tế, trong gần một thập kỷ qua, việc hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo với nước ngoài được Chính phủ quan tâm và đẩy mạnh phát triển, thể hiện qua việc tập trung hoàn thiện chính sách cho hoạt động này. Trong đó, Luật Giáo dục năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được ban hành, thúc đẩy quá trình tự chủ đại học, đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục, mở ra nhiều hơn cơ hội thu hút các trường đại học xuất sắc vào Việt Nam. Theo đó, Ngành giáo dục Việt Nam cũng đã chủ động hòa nhập cùng thế giới, triển khai các chương trình liên kết, hợp tác đào tạo quốc tế, mang đến cơ hội học tập với chất lượng quốc tế cho sinh viên.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra tại hội nghị“Thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam” được tổ chức vào tháng 7/2020, Việt Nam có hơn 400 chương trình liên lết đào tạo với hơn 30 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là lĩnh vực kinh tế, quản lý và có 5 trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đã được xếp hạng trong danh sách các bảng xếp hạng đại học uy tín nhất tại Châu Á và trên thế giới. Điển hình như Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 1.000 trường tốt nhất thế giới trong Bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2021 (QS World University Rankings 2021 - QS WUR 2021) được Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds - Anh) công bố vào tháng tháng 6/2020.
Tháng 9/2020, Thời báo Giáo dục đại học (Times Higher Education, THE) cũng công bố kết quả Xếp hạng đại học thế giới - World University Rankings, WUR 2021. Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được xếp thứ hạng trong hơn 1.500 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới, với các tiêu chí đánh giá dựa trên những nhiệm vụ cốt lõi của một trường đại học, theo các bộ chỉ số đo lường tiêu chuẩn nhằm cung cấp những so sánh toàn diện và công bằng.
Các chương trình liên kết đào tạo tại các cơ sở giáo dục nước ta hiện được triển khai dưới nhiều hình thức. Sinh viên có thể được đào tạo hoàn toàn tại Việt Nam hoặc lựa chọn đào tạo một phần trong nước và một phần tại nước ngoài. Tham gia theo học các chương trình liên kết đào tạo với những trường đại học lớn của các nước Anh, Mỹ, Úc… học sinh, sinh viên được tiếp cận với kiến thức trong chương trình đào tạo chuẩn của các trường đại học nước ngoài, đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước chất lượng cao và được sở hữu tấm bằng cử nhân quốc tế.
Đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2020 như một chất xúc tác để các chương trình liên lết đào tạo quốc tế bộc lộ những ưu điểm bởi tính phù hợp xu thế phát triển mạnh mẽ hiện nay.
Trong bối cảnh nhiều trường học triển khai hình thức dạy học online, du học sinh về nước để tránh dịch đang diễn biến phức tạp trên thế giới, trong năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học gấp rút chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận, hỗ trợ du học sinh Việt Nam tiếp tục con đường học tập thông qua các chương trình liên kết đào tạo hiện có của các cơ sở giáo dục trong nước. Việc này đã tạo đà thúc đẩy phong trào “du học” tại chỗ ở Việt Nam.
Nhạy bén với bước chuyển của thời đại, các trường đại học công lập, dân lập và quốc tế tại Việt Nam đã nỗ lực phát triển cả cơ sở vật chất, tăng cường các chương trình đào tạo quốc tế, chương trình chất lượng cao tiệm cận với chuẩn quốc tế bằng việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo, các ngành đào tạo, tạo điều kiện cho người học tiếp cận nhu cầu học mong muốn và khả năng. Trong mùa tuyển sinh năm học 2020-2021, nhiều trường đại học đã tăng chỉ tiêu các hình thức đào tạo quốc tế theo hình thức song bằng, chương trình được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 sinh viên sẽ học tại Việt Nam, giai đoạn 2 sẽ học tại đại học đối tác ở các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Thụy Sĩ, Malaysia, Indonesia… Ví dụ như trường Đại học FPT xây dựng chương trình “Phòng chờ du học” để trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết của một công dân toàn cầu. Theo đó, người học sẽ được học trước 1-2 học kỳ chuyên ngành tại trường, sau đó có thể chuyển đổi tín chỉ sang nhiều trường đại học ở Anh, Australia, Mỹ, Canada có liên kết đào tạo với nhà trường. Theo cách này, học sinh, sinh viên có kế hoạch học tập ở nước ngoài có thể bắt đầu việc du học ngay mà không cần chờ dịch Covid-19 qua đi.
Ngoài việc sẽ thụ hưởng chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế, giá trị bằng cấp không thay đổi so với nguyên bản ở nước ngoài, mô hình du học tại chỗ đã và đang đem lại rất nhiều lợi ích khác cho không chỉ học sinh mà còn cho chính các bậc phụ huynh. Với tính đa dạng, linh hoạt của các chương trình đào tạo này tại Việt Nam, những du học sinh du học tại Việt Nam sẽ chỉ phải chi trả một khoản chi phí bằng 1/3 so với du học tại các nước phát triển như Anh, Mỹ… Quan trọng hơn, du học tại chỗ tạo tâm lý an toàn cho các du học sinh và người thân trong một bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay. Thêm vào đó, các du học sinh sẽ không phải chịu áp lực bởi việc phải làm quen với cuộc sống tự lập và thích nghi với một môi trường mới có sự khác biệt văn hóa văn hóa, ngôn ngữ,…
Tham gia du học tại chỗ, các du học sinh cũng đồng thời có được cơ hội nghề nghiệp lớn tại Việt Nam khi với xu thế toàn cầu hóa hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta, nhiều công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI đang lựa chọn Việt Nam là một điểm đến với nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo chuẩn quốc tế.
Ở một góc nhìn khác, việc liên kết đào tạo quốc tế giúp các cơ sở giáo dục trong nước học hỏi được rất nhiều về phương pháp quản lý, kiểm định, đánh giá…, giúp cho ngành giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, theo một con số ước tính, hàng năm, học sinh, sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập, nghiên cứu dạng học bổng và không học bổng tiêu tốn khoảng 3 - 4 tỉ USD với nhiều loại chi phí khác nhau. Việc mở rộng cơ hội học tập chương trình quốc tế ở ngay trong nước còn góp phần“giữ chân ngoại tệ”, tăng trưởng GDP trong nước. Không chỉ là giải pháp về kinh tế, du học tại chỗ còn là chiến lược đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam và giảm nguy cơ chảy máu chất xám.
Các chuyên gia nhận định, dư địa để các cơ sở giáo dục tại Việt Nam mở các ngành liên kết đào tạo nhiều lĩnh vực khác còn rất lớn, như: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, phần mềm, du lịch; các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn... Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng, các cơ sở giáo dục trong nước cần minh bạch các thông tin đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giảng dạy để đủ sức cạnh tranh và hội nhập với quốc tế. Các cơ sở giáo dục cũng cần chọn đúng đối tác uy tín, thương hiệu, cung cấp thông tin rõ ràng, bảo đảm minh bạch về chương trình giáo dục.
Với vai trò là cơ quan quản lý, giám sát hoạt động giáo dục, để đảm bảo các chương trình đào tạo liên kết quốc tế phải xứng với chất lượng, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và cho dừng gần 200 chương trình liên kết. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh thanh, kiểm tra, cho dừng tất cả chương trình liên kết quốc tế không đảm bảo chất lượng.
Là một trong số ít quốc gia kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, mô hình du học tại chỗ chắc chắn sẽ phát triển và trở thành điểm tựa giúp hàng nghìn bạn trẻ vững tin trên con đường vươn ra thế giới trở thành công dân toàn cầu./.
ThS. Phạm Thị Thu Hiền
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Công nghiệp Hà Nội