Kỷ niệm 60 năm thảm họa chất độc da cam
Chất độc hóa học đã được dùng như loại vũ khí giết người hàng loạt
Dioxin là chất độc mạnh nhất mà loài người biết được cho đến nay. Các nhà khoa học tổng hợp được Dioxin từ năm 1957. Với liều lượng cỡ 1 picogram (ppt- phần ngàn tỉ gram), có thể gây ung thư, các dị tật bẩm sinh (tai biến sinh sản); vài chục nanogram (ng-phần tỉ gram) có thể lập tức gây chết người.
Trong chiến tranh Việt Nam để ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng và triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân Việt Nam, Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạn mà còn dùng các loại chất độc hóa học, đặc biệt còn sử dụng chất độc da cam/dioxin (CĐDC/Dioxin).
Ngày 10/8/1961, Mỹ lần đầu tiên điều máy bay trực thăng H34 phun rải CĐDC/Dioxin dọc theo quốc lộ 14 từ thị xã Kon Tum lên Đắc Tô, mở đầu cho hành động hủy diệt tàn bạo kéo dài hơn 10 năm. Ngày 24/8/1961, Ngô Đình Diệm tiếp tục cho rải thử nghiệm CĐDC ở miền Nam Việt Nam và đến tháng 11 cùng năm, Tổng thống Mỹ Kennedy ra lệnh chính thức tiến hành chiến dịch Ranch Hand, sử dụng độc chất này với quy mô lớn chưa từng thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Từ 1961-1971, Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ và phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, trong đó 61% là chất da cam chứa 366 kg Dioxin xuống các cánh rừng, các thôn, ấp, các khu đất trồng trọt với tổng diện tích 3,06 triệu ha, gần bằng ¼ tổng diện tích miền Nam Việt Nam vượt gấp 17 lần mật độ cho phép sử dụng trong nông nghiệp Mỹ, trong đó 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần.
Với lượng khổng lồ chất độc hóa học bị phun rải nhiều lần trong một thời gian dài, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, các hệ sinh thái bị đảo lộn, chức năng giữ nước chống lụt của rừng bị suy giảm, đa dạng sinh học bị suy thoái và trở nên nghèo nàn, một số loài động thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng, các loài gặm nhấm và cỏ dại phát triển.
Chất độc hóa học đã được dùng như loại vũ khí giết người hàng loạt
Dioxin là chất độc mạnh nhất mà loài người biết được cho đến nay. Các nhà khoa học tổng hợp được Dioxin từ năm 1957. Với liều lượng cỡ 1 picogram (ppt- phần ngàn tỉ gram), có thể gây ung thư, các dị tật bẩm sinh (tai biến sinh sản); vài chục nanogram (ng-phần tỉ gram) có thể lập tức gây chết người.
Trong chiến tranh Việt Nam để ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng và triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân Việt Nam, Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạn mà còn dùng các loại chất độc hóa học, đặc biệt còn sử dụng chất độc da cam/dioxin (CĐDC/Dioxin).
Ngày 10/8/1961, Mỹ lần đầu tiên điều máy bay trực thăng H34 phun rải CĐDC/Dioxin dọc theo quốc lộ 14 từ thị xã Kon Tum lên Đắc Tô, mở đầu cho hành động hủy diệt tàn bạo kéo dài hơn 10 năm. Ngày 24/8/1961, Ngô Đình Diệm tiếp tục cho rải thử nghiệm CĐDC ở miền Nam Việt Nam và đến tháng 11 cùng năm, Tổng thống Mỹ Kennedy ra lệnh chính thức tiến hành chiến dịch Ranch Hand, sử dụng độc chất này với quy mô lớn chưa từng thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Từ 1961-1971, Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ và phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, trong đó 61% là chất da cam chứa 366 kg Dioxin xuống các cánh rừng, các thôn, ấp, các khu đất trồng trọt với tổng diện tích 3,06 triệu ha, gần bằng ¼ tổng diện tích miền Nam Việt Nam vượt gấp 17 lần mật độ cho phép sử dụng trong nông nghiệp Mỹ, trong đó 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần.
Với lượng khổng lồ chất độc hóa học bị phun rải nhiều lần trong một thời gian dài, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, các hệ sinh thái bị đảo lộn, chức năng giữ nước chống lụt của rừng bị suy giảm, đa dạng sinh học bị suy thoái và trở nên nghèo nàn, một số loài động thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng, các loài gặm nhấm và cỏ dại phát triển.
Ảnh minh họa
Tại các sân bay quân sự Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát trước đây là nơi lưu giữ, pha trộn, tiêu hủy chất độc hóa học, nồng độ dioxin rất cao. Theo đo đạc, nghiên cứu năm 2011 (tức là hơn 40 năm sau), ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa vẫn rất cao 963.000 tpp-TEQ và nồng độ trong máu của một người kinh doanh và thu hoạch hải sản bị nhiễm dioxin tại đây là 2020tpp-TEQ (trong khi nồng độ cho phép trong máu ở một số nước công nghiệp phát triển là từ 0,4-0,7tpp-TEQ).
CĐDC đã làm cho 4,8 triệu người bị phơi nhiễm (người bị phơi nhiễm CĐDC là người tiếp xúc và bị CĐDC xâm nhập vào trong cơ thể), có thể bị phơi nhiễm do phun rải trực tiếp trong thời kỳ chiến tranh hoặc ở vùng có tồn lưu dioxin cao trong môi trường lan tỏa, ô nhiễm tại các điểm tập kết, lưu trử chất độc hóa học), 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) là những người bị phơi nhiễm CĐDC do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, bị bệnh tật, suy giảm khả năng lao động, hoặc vô sinh, hoặc con cháu bị dị dạng, dị tật và hậu quả này còn đeo đẳng lâu đời.
Theo kết quả Điều tra Quốc gia người khuyết tật 2015 do Tổng cục Thống kê thực hiện, trong hàng triệu người khuyết tật bao gồm không ít những người bị phơi nhiễm CĐDC, NNCĐDC. Hàng trăm nghìn người đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật, liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, mù lòa, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư, dị dạng, dị tật bẩm sinh; nghĩa là CĐDC có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 75 nghìn nạn nhân thuộc thế hệ thứ hai, 35 nghìn nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3, qua khảo sát một số địa phương đã di nhiễm sang thế hệ thứ 4.
Khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học, trong đó có CĐDC
Ngay từ khi Mỹ dùng chất độc hóa học tại miền Nam Việt Nam, nhất là khi Mỹ phun rải CĐDC Đảng và Nhà nước ta đã rất quyết liệt tố cáo tội ác của Mỹ dùng CĐHH nói chung, CĐDC nói riêng trên các diễn đàn quốc tế và thực hiện các chính sách khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học, trong đó có CĐDC.
Chỉ tính từ 1980 đến nay, Đảng, Chính phủ đã thành lập các cơ quan, tổ chức như: Tháng 10/1980 Chính phủ thành lập Ủy ban đặc biệt điều tra hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ủy ban 10-80) khẳng định tác hại CĐDC là vô cùng trầm trọng, để lại hậu quả lâu dài với con người và môi trường Việt Nam. Ngày 16/6/1997, tại công văn số 725-CV/VPTW của Văn phòng TƯ Đảng thông báo ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị về vấn đề CĐHH do Mỹ sử dụng ở Việt Nam: CĐHH do Mỹ dùng trong chiến tranh gây ra cho nhân dân ta những hậu quả nặng nề và lâu dài. Chúng ta cần chủ động, khẩn trương nghiên cứu, đánh giá chính xác và đầy đủ những kết quả này và có những biện pháp cơ bản, toàn diện để khắc phục”. Ngày 3/4/1998, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 74/1998/QĐ-TTg tiến hành xác định nạn nhận bị hậu quả hóa chất do Mỹ sử dụng ở Việt Nam để có cơ sở cho việc đề xuất chủ trương và giải pháp cơ bản khắc phục hậu quả. Cuộc điều tra tiến hành trong hai năm 1998-1999 trên phạm vị cả nước. Đối tượng là những người đã từng công tác, chiến đấu, sinh sống ở vùng bị rải hóa chất trong chiến tranh mà bản thân hoặc con đẻ của họ bị dị dạng, dị tật, mắc bệnh hiểm nghèo do hóa chất độc gây ra. Sau đó thực hiện điều tra bổ sung vào các năm 2002 và 2004.
Ngày 01/3/1999, thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng (gọi tắt Ban Chỉ đạo 33). Hay, ngày 18/12/2009, với Thông báo kết luận số 292-TB/TW về giải quyết hậu quả CĐHH do Mỹ tiến hành trong chiến tranh Việt Nam và công tác chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC, về quyết định thành lập Hội NNCĐDC/Dioxin Việt Nam. Thông báo nêu rõ “Việc giải quyết hậu quả CĐHH do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam và công tác chăm sóc NNCĐDC là vấn đề vừa lâu dài, vừa quan trọng và cấp bách hiện nay. Vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và có những biện pháp cụ thể để giải quyết tốt nhiệm vụ này”, Hội NNCĐDC /dioxin Việt Nam là một tổ chức xã hội đặc thù, thực hiện nhiệm vụ chính trị-xã hội được Đảng Nhà nước giao và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/01/2004.
Các chính sách có tính bảo trợ xã hội, hỗ trợ NNCĐHH, trong đó có NNCĐDC, không chỉ về trợ cấp hàng tháng, với mức trợ cấp được điều chỉnh tăng cùng việc chăm sóc y tế, giáo dục, đào tạo nghề... tổ chức các Trung tâm chăm sóc nạn nhân, các làng Hòa Bình... tại các Quyết định, Nghị định của Thử tướng Chính phủ liên tiếp vào các năm 2000, 2004, 2010, 2013, gần đây nhất là Quyết định số 1190/QĐ-TTG ngày 5/8/2020 phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030. Cũng thời gian này, Ban Bí thư TW Đảng cũng có nhiều văn bản liên quan đến việc giải quyết hậu quả CĐHH, đặc biệt CĐDC 2020, gần đây nhất ngày 25/9/2020 của Ban Tuyên giáo TW về tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam. Ngày 25/06/2004, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN quyết định lấy ngày 10/8 hàng năm là Ngày “Vì NNCDDC Việt Nam”.
Nhằm khắc phục hậu quả đối với sức khỏe con người và chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân CĐDC, hàng năm, Nhà nước đã dành khoản ngân sách hơn 10000 tỉ đồng để trợ cấp hàng tháng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho NNCĐDC, hỗ trợ những vùng đặc biệt khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề CĐDC. Hiện toàn quốc có hơn 320 nghìn người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Các hộ gia đình có người khuyết tật, trong đó có hộ gia đình NNCĐDC được hưởng bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí... Hàng trăm ngàn lượt người khuyết tật nặng, trong đó có nạn nhân CĐDC được chỉnh hình, phục hồi chức năng; hàng chục ngàn trẻ em khuyết tật, trong đó có trẻ em bị hậu quả gián tiếp CĐHH được đi học trong các trường hòa nhập và chuyên biệt. Hội NNCĐDC các cấp vận động các nguồn lực xã hội trong và ngoài nước trị giá hàng trăm tỷ đồng, nhiều trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật do CĐHH, trong đó chủ yếu là NNCĐDC.
Một hoạt động lớn, liên tục hàng chục năm nay, là công tác nghiên cứu khoa học nhằm góp phần khắc phục hậu quả CĐDC, với hàng chục đề tài cấp nhà nước về đánh giá tác hại của CĐDC/dioxin đối với môi trường và sức khỏe con người, về y tế, về môi trường và chính sách xã hội.
Để khắc phục hậu quả nặng nề và nhiều năm về CĐDC, Chúng ta đã tranh thủ được sự đồng tinh của thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ.
Tháng 3/2000, trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ William Cohen tuyên bố Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam nhiều hơn trong việc nghiên cứu về ảnh hưởng của chất da cam. Tháng 11/2000, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton, hai bên đã thỏa thuận phối hợp với nhau nghiên cứu về ảnh hưởng CDDC ở Việt Nam. Tháng 11/2006, Tuyên bố chung Việt Nam-Hoa Kỳ sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ G.Bush, khẳng định “Hai bên nỗ lực hơn nữa để giải quyết vấn đề nhiễm độc môi trường gần các kho chứa dioxin trước đây sẽ góp phần đáng kể vào việc tiếp tục phát triển quan hệ hai nước”.
Từ năm 2007, quốc hội Mỹ bắt đầu phê duyệt ngân sách hàng năm cho chính phủ Mỹ tham gia khắc phục hậu quả CĐHH ở Việt Nam, trước hết nghiên cứu tẩy độc dioxin ở ba điểm nóng: Khắc phục hậu quả đối với môi trường; khắc phục ô nhiễm CDDC/dioxin tại các điểm nóng: Tại sân bay Đà Nẵng, Phù Cát (Bình Định), Biên Hòa, A So (Thừa Thiên-Huế)... Đã hoàn thành chương trình tẩy độc ở sân bay Đà Nẵng, chi phí 104 triệu USD; 5/12/2019, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID) khởi công thực hiện Dự án xử lý dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa. Dự kiến thời gian thực hiện dự án 10 năm, kinh phí là 390 triệu USD, phía Mỹ đã cam kết chi 183 triệu USD cho giai đoạn 1 (2020-2024).
Mỹ cũng hỗ trợ dịch vụ y tế cho người bị nhiễm chất độc hóa học. Tính đến tháng 4/2020, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt hơn 80 triệu USD để Chính phủ Mỹ thực hiện các dự án hỗ trợ người khuyết tật, trong đó có NNCĐDC. Chính phủ Mỹ đang thực hiện chương trình 2016-2020 với kinh phí 21 triệu USD và đã thỏa thuận thực hiện Chương trình 2021-2025 với kinh phí 65 triệu USD cho các hoạt động trên ở 8 tỉnh bị phun rải nặng CĐHH (Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Kon Tum). Phía Mỹ cũng đã chấp nhận phối hợp với Hội NNCDDC/dioxin Việt Nam để thực hiện các chương trịnh hỗ trợ người khuyết tật./.
Theo kết quả Điều tra Quốc gia người khuyết tật 2015 do Tổng cục Thống kê thực hiện, trong hàng triệu người khuyết tật bao gồm không ít những người bị phơi nhiễm CĐDC, NNCĐDC. Hàng trăm nghìn người đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật, liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, mù lòa, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư, dị dạng, dị tật bẩm sinh; nghĩa là CĐDC có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 75 nghìn nạn nhân thuộc thế hệ thứ hai, 35 nghìn nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3, qua khảo sát một số địa phương đã di nhiễm sang thế hệ thứ 4.
Khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học, trong đó có CĐDC
Ngay từ khi Mỹ dùng chất độc hóa học tại miền Nam Việt Nam, nhất là khi Mỹ phun rải CĐDC Đảng và Nhà nước ta đã rất quyết liệt tố cáo tội ác của Mỹ dùng CĐHH nói chung, CĐDC nói riêng trên các diễn đàn quốc tế và thực hiện các chính sách khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học, trong đó có CĐDC.
Chỉ tính từ 1980 đến nay, Đảng, Chính phủ đã thành lập các cơ quan, tổ chức như: Tháng 10/1980 Chính phủ thành lập Ủy ban đặc biệt điều tra hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ủy ban 10-80) khẳng định tác hại CĐDC là vô cùng trầm trọng, để lại hậu quả lâu dài với con người và môi trường Việt Nam. Ngày 16/6/1997, tại công văn số 725-CV/VPTW của Văn phòng TƯ Đảng thông báo ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị về vấn đề CĐHH do Mỹ sử dụng ở Việt Nam: CĐHH do Mỹ dùng trong chiến tranh gây ra cho nhân dân ta những hậu quả nặng nề và lâu dài. Chúng ta cần chủ động, khẩn trương nghiên cứu, đánh giá chính xác và đầy đủ những kết quả này và có những biện pháp cơ bản, toàn diện để khắc phục”. Ngày 3/4/1998, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 74/1998/QĐ-TTg tiến hành xác định nạn nhận bị hậu quả hóa chất do Mỹ sử dụng ở Việt Nam để có cơ sở cho việc đề xuất chủ trương và giải pháp cơ bản khắc phục hậu quả. Cuộc điều tra tiến hành trong hai năm 1998-1999 trên phạm vị cả nước. Đối tượng là những người đã từng công tác, chiến đấu, sinh sống ở vùng bị rải hóa chất trong chiến tranh mà bản thân hoặc con đẻ của họ bị dị dạng, dị tật, mắc bệnh hiểm nghèo do hóa chất độc gây ra. Sau đó thực hiện điều tra bổ sung vào các năm 2002 và 2004.
Ngày 01/3/1999, thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng (gọi tắt Ban Chỉ đạo 33). Hay, ngày 18/12/2009, với Thông báo kết luận số 292-TB/TW về giải quyết hậu quả CĐHH do Mỹ tiến hành trong chiến tranh Việt Nam và công tác chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC, về quyết định thành lập Hội NNCĐDC/Dioxin Việt Nam. Thông báo nêu rõ “Việc giải quyết hậu quả CĐHH do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam và công tác chăm sóc NNCĐDC là vấn đề vừa lâu dài, vừa quan trọng và cấp bách hiện nay. Vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và có những biện pháp cụ thể để giải quyết tốt nhiệm vụ này”, Hội NNCĐDC /dioxin Việt Nam là một tổ chức xã hội đặc thù, thực hiện nhiệm vụ chính trị-xã hội được Đảng Nhà nước giao và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/01/2004.
Các chính sách có tính bảo trợ xã hội, hỗ trợ NNCĐHH, trong đó có NNCĐDC, không chỉ về trợ cấp hàng tháng, với mức trợ cấp được điều chỉnh tăng cùng việc chăm sóc y tế, giáo dục, đào tạo nghề... tổ chức các Trung tâm chăm sóc nạn nhân, các làng Hòa Bình... tại các Quyết định, Nghị định của Thử tướng Chính phủ liên tiếp vào các năm 2000, 2004, 2010, 2013, gần đây nhất là Quyết định số 1190/QĐ-TTG ngày 5/8/2020 phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030. Cũng thời gian này, Ban Bí thư TW Đảng cũng có nhiều văn bản liên quan đến việc giải quyết hậu quả CĐHH, đặc biệt CĐDC 2020, gần đây nhất ngày 25/9/2020 của Ban Tuyên giáo TW về tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam. Ngày 25/06/2004, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN quyết định lấy ngày 10/8 hàng năm là Ngày “Vì NNCDDC Việt Nam”.
Nhằm khắc phục hậu quả đối với sức khỏe con người và chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân CĐDC, hàng năm, Nhà nước đã dành khoản ngân sách hơn 10000 tỉ đồng để trợ cấp hàng tháng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho NNCĐDC, hỗ trợ những vùng đặc biệt khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề CĐDC. Hiện toàn quốc có hơn 320 nghìn người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Các hộ gia đình có người khuyết tật, trong đó có hộ gia đình NNCĐDC được hưởng bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí... Hàng trăm ngàn lượt người khuyết tật nặng, trong đó có nạn nhân CĐDC được chỉnh hình, phục hồi chức năng; hàng chục ngàn trẻ em khuyết tật, trong đó có trẻ em bị hậu quả gián tiếp CĐHH được đi học trong các trường hòa nhập và chuyên biệt. Hội NNCĐDC các cấp vận động các nguồn lực xã hội trong và ngoài nước trị giá hàng trăm tỷ đồng, nhiều trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật do CĐHH, trong đó chủ yếu là NNCĐDC.
Một hoạt động lớn, liên tục hàng chục năm nay, là công tác nghiên cứu khoa học nhằm góp phần khắc phục hậu quả CĐDC, với hàng chục đề tài cấp nhà nước về đánh giá tác hại của CĐDC/dioxin đối với môi trường và sức khỏe con người, về y tế, về môi trường và chính sách xã hội.
Để khắc phục hậu quả nặng nề và nhiều năm về CĐDC, Chúng ta đã tranh thủ được sự đồng tinh của thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ.
Tháng 3/2000, trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ William Cohen tuyên bố Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam nhiều hơn trong việc nghiên cứu về ảnh hưởng của chất da cam. Tháng 11/2000, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton, hai bên đã thỏa thuận phối hợp với nhau nghiên cứu về ảnh hưởng CDDC ở Việt Nam. Tháng 11/2006, Tuyên bố chung Việt Nam-Hoa Kỳ sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ G.Bush, khẳng định “Hai bên nỗ lực hơn nữa để giải quyết vấn đề nhiễm độc môi trường gần các kho chứa dioxin trước đây sẽ góp phần đáng kể vào việc tiếp tục phát triển quan hệ hai nước”.
Từ năm 2007, quốc hội Mỹ bắt đầu phê duyệt ngân sách hàng năm cho chính phủ Mỹ tham gia khắc phục hậu quả CĐHH ở Việt Nam, trước hết nghiên cứu tẩy độc dioxin ở ba điểm nóng: Khắc phục hậu quả đối với môi trường; khắc phục ô nhiễm CDDC/dioxin tại các điểm nóng: Tại sân bay Đà Nẵng, Phù Cát (Bình Định), Biên Hòa, A So (Thừa Thiên-Huế)... Đã hoàn thành chương trình tẩy độc ở sân bay Đà Nẵng, chi phí 104 triệu USD; 5/12/2019, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID) khởi công thực hiện Dự án xử lý dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa. Dự kiến thời gian thực hiện dự án 10 năm, kinh phí là 390 triệu USD, phía Mỹ đã cam kết chi 183 triệu USD cho giai đoạn 1 (2020-2024).
Mỹ cũng hỗ trợ dịch vụ y tế cho người bị nhiễm chất độc hóa học. Tính đến tháng 4/2020, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt hơn 80 triệu USD để Chính phủ Mỹ thực hiện các dự án hỗ trợ người khuyết tật, trong đó có NNCĐDC. Chính phủ Mỹ đang thực hiện chương trình 2016-2020 với kinh phí 21 triệu USD và đã thỏa thuận thực hiện Chương trình 2021-2025 với kinh phí 65 triệu USD cho các hoạt động trên ở 8 tỉnh bị phun rải nặng CĐHH (Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Kon Tum). Phía Mỹ cũng đã chấp nhận phối hợp với Hội NNCDDC/dioxin Việt Nam để thực hiện các chương trịnh hỗ trợ người khuyết tật./.
Đức Trí