Đã có nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế với các cách tiếp cận tham số hoặc phi tham số. Nghiên cứu này sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas với giả định số mũ lao động và vốn không đổi và đưa vào biến giả giải thích các giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 1970 đến năm 2019 để trả lời câu hỏi: Điều gì quyết định tốc độ tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Ngoài phần đóng góp của từng nhân tố lao động và vốn, có một phần giá trị mới do một bộ phận vô hình tạo ra. Bộ phận không nhìn thấy này chính là tác động tổng hợp của các yếu tố đầu vào và được gọi là năng suất các nhân tố tổng hợp TFP. Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu về GDP, tổng lượng vốn và lao động trong APO Productivity Database 2019 cập nhật đến năm 2017, và ước tính thêm số liệu năm 2018 và năm 2019 từ những công bố số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê để đưa ra những phân tích.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Thông thường, tăng trưởng kinh tế thường được đo bằng chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP. Có một sự khác biệt quan trọng giữa biến động tăng trưởng của chu kỳ kinh tế (biến động theo chu kỳ) và tăng trưởng dài hạn (xu hướng lâu dài). Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: Sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách Chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, trình độ y tế và giáo dục... tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, còn những nhân tố khác quyết định tăng trưởng, như công nghệ - bao gồm khoa học, kỹ thuật, kỹ thuật quản lý; tài nguyên thiên nhiên - đất đai, dầu mỏ, khoáng sản, chất lượng môi trường; thể chế - quyền tài sản, hợp đồng thực thi (hệ thống pháp luật), luật sáng chế và bản quyền; văn hóa - vốn xã hội, năng lực kinh doanh, đạo đức làm việc và tinh thần tư bản chủ nghĩa (Max Weber).
Xác định các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế đã được đông đảo các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước thực hiện từ lâu.
Trong quy trình sản xuất, lao động, vốn và đầu vào trung gian được kết hợp để tạo ra một hoặc một số đầu ra. Công thức tổng quát để tính tổng lượng vốn của một năm nào đó là:
K(t) = (1 - δ) K(t-1)+I(t) (1)
Trong đó: K(t) là tổng lượng vốn năm t, I(t) là đầu tư hay còn gọi là tích lũy vốn (capital formation) năm t, δ là hệ số khấu hao.
Ngoài phần đóng góp của nhân tố lao động và vốn, chúng ta còn thấy một phần giá trị mới do một bộ phận vô hình tạo ra. Bộ phận không nhìn thấy này chính là tác động tổng hợp của các yếu tố đầu vào và được gọi là A.
Các nhà kinh tế học người Mỹ là Cobb-Douglas sử dụng khái niệm trừu tượng của hàm sản xuất tổng hợp:
Y = F (K,L,A) (2)
Hàm sản xuất Cobb-Douglas được trình bày dưới dạng một hàm mũ:
A là trình độ công nghệ hay còn cách gọi khác là năng suất các nhân tố tổng hợp TFP, số mũ α, β là hệ số co dãn của vốn và lao động, β = 1 - α.
là tốc độ tăng trưởng GDP trên mỗi lao động (Y/L), đôi khi được gọi là năng suất lao động. là tốc độ tăng trưởng của tỷ lệ vốn-lao động (K/L). Sự gia tăng K/L được gọi là cường độ vốn: mỗi lao động có vốn nhiều hơn để làm việc.
Phương trình (11) cho hay, tăng trưởng năng suất lao động ở cấp độ tổng hợp có thể được phân tách thành các tác động của việc tăng cường độ vốn và tăng TFP - những yếu tố này là chìa khóa trong việc thúc đẩy năng suất lao động.
Hàng năm, Tổng cục Thống kê công bố số liệu về GDP và tích lũy tài sản (vốn) trong tài khoản quốc gia, nhưng không có số liệu về tổng lượng vốn, cho nên, để trả lời câu hỏi quan trọng: Các đầu vào vốn, lao động và tiến bộ công nghệ đóng góp như thế nào cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam? tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng tăng trưởng trên và nguồn dữ liệu của Tổ chức Năng suất Châu Á APO Productivity Database 2019. Dữ liệu về GDP, tổng lượng vốn và lao động trong APO Productivity Database 2019 cập nhật đến năm 2017, nên tác giả ước tính thêm số liệu 2018 và 2019 trên cơ sở những công bố số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê.
Từ nguồn dữ liệu này, tác giả tính toán tốc độ tăng trưởng GDP, vốn và lao động từ năm 1971 đến năm 2019. Biểu đồ tăng trưởng Hình 1 cho thấy nền kinh tế Việt Nam dường như đã trải qua một số cú sốc và thay đổi đáng kể, đáng chú ý nhất là vào năm 1975-80 (cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước đầu tiên), 1985-86 (cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước lần thứ hai), 1989-90 (sự sụp đổ của Liên Xô), 1998-99 (ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997), giai đoạn 1989-2013 (khi các chính sách cải cách táo bạo, chuyển sang nền kinh tế định hướng thị trường dựa vào tài nguyên); và sau năm 2014 nền kinh tế bước vào giai đoạn quá độ chuyển sang định hướng đầu tư hiệu quả.
Bảng 1 cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của GDP, vốn và lao động mỗi giai đoạn 5 năm của thời kỳ 1971-2019.
Hình 2 cho thấy, tăng trưởng GDP chủ yếu do đóng góp của vốn và công nghệ, tỷ trọng đóng góp của lao động có xu hướng giảm dần theo các giai đoạn. Lưu ý đầu vào lao động ở đây được đo lường bằng tổng số việc làm; nếu đầu vào lao động được đo lường bằng tổng số giờ làm việc, tỷ trọng đóng góp của lao động vào tăng trưởng có thể cao hơn. Hơn nữa, xu hướng tỷ trọng đóng góp của lao động vào tăng trưởng giảm gợi ý một vấn đề về chất lượng lao động chưa cao: chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay vẫn đang là thách thức, cho dù lực lượng lao động của Việt Nam trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp, chưa đáp ứng cho định hướng phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm cả thời kỳ 1971-2019 là 6%, tốc độ tăng vốn trung bình hàng năm là 6,1%, đóng góp 3,6 (hay 59,3%) vào tăng trưởng, tốc độ tăng lao động là 2,6%, đóng góp 1,1 (hay 17,5%) vào tăng trưởng, tốc độ tăng TFP là 1,4%, đóng góp 23,2% vào tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1971-2019. Vốn vẫn là yếu tố đóng góp chính vào tăng trưởng GDP trong cả thời kỳ 1971-2019.
Năng suất vốn là một chỉ tiêu được sử dụng trong việc xác định giá trị được tạo ra từ một đơn vị vốn sử dụng – một tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua năng suất vốn người ta có thể biết được đồng vốn được sử dụng như thế nào và mức đóng góp của nó cho kết quả sản xuất, kinh doanh ra sao. Nhìn chung, năng suất tổng lượng vốn biến động không đáng kể qua các năm từ năm 1971 đến năm 2019, mà dao động trong khoảng 0,5 đến 0,6 VN đồng/đồng, có nghĩa là 1 đồng vốn tạo ra được 0,5 đến 0,6 đồng giá trị tăng thêm (Hình 3). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chưa được tăng mạnh. Bên cạnh việc sử dụng vốn chưa hiệu quả do lãng phí thì một phần vốn thực đưa vào sản xuất bị mài mòn (gọi là overhead), với một tỷ lệ là σ, do đó vốn thực nhận đưa vào sản xuất của doanh nghiệp chỉ là (1- σ)*K.
Năng suất vốn là một chỉ tiêu được sử dụng trong việc xác định giá trị được tạo ra từ một đơn vị vốn sử dụng – một tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua năng suất vốn người ta có thể biết được đồng vốn được sử dụng như thế nào và mức đóng góp của nó cho kết quả sản xuất, kinh doanh ra sao. Nhìn chung, năng suất tổng lượng vốn biến động không đáng kể qua các năm từ năm 1971 đến năm 2019, mà dao động trong khoảng 0,5 đến 0,6 VN đồng/đồng, có nghĩa là 1 đồng vốn tạo ra được 0,5 đến 0,6 đồng giá trị tăng thêm (Hình 3). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chưa được tăng mạnh. Bên cạnh việc sử dụng vốn chưa hiệu quả do lãng phí thì một phần vốn thực đưa vào sản xuất bị mài mòn (gọi là overhead), với một tỷ lệ là σ, do đó vốn thực nhận đưa vào sản xuất của doanh nghiệp chỉ là (1- σ)*K.
Năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động. NSLĐ thấp trong những năm 1971-1985 (khoảng 19 triệu đến 20,3 triệu đồng), sau năm 1986 NSLĐ tăng dần từ 20,9 triệu đồng trung bình mỗi năm giai đoạn 1986-1990 lên 88,1 triệu đồng trung bình mỗi năm giai đoạn 2016-2019; NSLĐ trung bình mỗi năm cả thời kỳ 1971-2019 là 38,6 triệu đồng, có nghĩa là trung bình 1 năm 1 lao động tạo ra được 38,6 triệu đồng giá trị tăng thêm (Hình 3). NSLĐ của Việt Nam thấp và còn khoảng cách xa so với các nước trong khu vực ASEAN.
Tốc độ tăng năng suất lao động và tăng cường độ vốn được tính từ công thức (11). Hình 4 cho thấy đóng góp của tăng cường độ vốn và tăng TFP vào tăng NSLĐ.
Trình độ công nghệ (tăng TFP) tăng dần từ năm 2006 tới nay cho thấy đóng góp của công nghệ vào tăng năng suất ngày một cao. Tốc độ tăng NSLĐ trung bình hàng năm thời kỳ 1971-2019 là 3,5%, tốc độ tăng cường độ vốn là 2,1%, đóng góp 59,5% vào tốc độ tăng NSLĐ, tốc độ tăng TFP là 1,4%, đóng góp 40,5% vào tăng NSLĐ. Tăng NSLĐ vẫn do tăng cường độ vốn là chính. Để tăng NSLĐ cần sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực hiện có gồm vốn và con người lao động, có nghĩa là tăng cường trang bị vốn trên mỗi lao động; đồng thời tăng cường tiến bộ khoa học và công nghệ mới, thay đổi cách thức làm việc, tạo ra sản phẩm hàng hóa mới hơn với chất lượng và giá trị cao hơn, đồng nghĩa với việc tạo ra tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn.
Như trên phân tích, nền kinh tế của Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau: Trước năm 1986 là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sau năm 1986, chuyển sang nền kinh tế định hướng thị trường xã hội chủ nghĩa, giai đoạn đầu phát triển chủ yếu dựa vào yếu tố tài nguyên, từ năm 2014 Việt Nam mới bắt đầu bước sang giai đoạn quá độ chuyển sang định hướng đầu tư hiệu quả.
Hình 5 biểu thị đóng góp của cường độ vốn và TFP vào tăng trưởng NSLĐ qua các giai đoạn phát triển của nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung (1971-1986) đến định hướng kinh tế thị trường dựa vào tài nguyên (1987-2013) và chuyển đổi sang định hướng vào đầu tư hiệu quả (2014-2019).
Đưa vào mô hình hồi qui (6) biến giả (Dummy variable) để giải thích các yếu tố định tính (như văn hóa, thể chế) ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Biến giả Dt có giá trị 1 cho những năm mà yếu tố đó ảnh hưởng và giá trị 0 cho các năm khác còn lại. Gọi KH là biến giả cho giai đoạn kinh tế kế hoạch hóa (1970-1986), DH là biến giả cho giai đoạn kinh tế định hướng thị trường dựa vào yếu tố tài nguyên (1987-2013), CT là biến giả cho giai đoạn quá độ chuyển sang định hướng đầu tư hiệu quả (2014-2019).
Hình 6 cho thấy tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm giai đoạn 1971-1986 là 4%, giai đoạn 1987-2013 là 7,1%, giai đoạn 2014-2019 là 6,7%, cả thời kỳ 1971-2019 là 6%.
Trong phân tích này, hàm sản xuất Cobb-Douglas với số mũ lao động và vốn không đổi có thể giải thích dữ liệu về tăng trưởng GDP ở Việt Nam trong giai đoạn 1970-2019. Thống kê hồi quy hàm LOG Cobb-Douglas đã tiết lộ một số thông tin thú vị và ý nghĩa chính sách liên quan đến nền kinh tế Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:
(1) Vốn là yếu tố chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước trong suốt thời gian nghiên cứu, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng cao 1996-2010. Vốn đóng góp từ 48,3% giai đoạn 1971-1986 lên 62,1% giai đoạn 1987-2013 và 63,3% giai đoạn 2014-2019 vào tăng trưởng GDP, tuy nhiên việc sử dụng vốn chưa hiệu quả.
(2) Lao động là đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, nhưng từ sau những năm đổi mới (1986) tỷ trọng lao động đóng góp vào tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm dần, thay vào đó là đóng góp của công nghệ tăng lên. Giai đoạn 1971-1986 lao động đóng góp 38,3% vào tăng trưởng, giai đoạn 1987-2013 là 13,3% và đến giai đoạn 2014-2019 giảm còn 4,5%; trong khi đó đóng góp của TFP vào tăng trưởng lần lượt là 13,5%; 24,6% và 32,4%. Điều đó cho thấy vai trò của công nghệ ngày càng được chú trọng, trong khi đó chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, đây là “nút thắt” kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
(3) Trong những điều kiện hạn chế đầu vào (lao động và vốn), tăng năng suất lao động là con đường duy nhất để tăng trưởng kinh tế bền vững về dài hạn. Tốc độ tăng NSLĐ (0,3%) rất thấp trong những năm bao cấp (1971-1986) đã tăng lên 4,8% trong giai đoạn đổi mới theo chiều rộng (1987-2003) và lên 6% trong giai đoạn đổi mới tiếp tục theo chiều sâu (2014-2019). Mặc dù tốc độ tăng TFP đã tăng dần lên, song cường độ vốn vẫn là yếu tố chính đóng góp vào tăng NSLĐ trong cả thời kỳ này. NSLĐ của Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Để tăng NSLĐ cao hơn, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có và đẩy nhanh tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp TFP hơn nữa.
(4) Thể chế định hướng thị trường đã tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, mang lại những tiến bộ ấn tượng về tăng trưởng, nhưng hiệu quả tăng trưởng còn thấp. Tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng NSLĐ đã tăng cao trong những năm từ 1991 đến 2005, giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng có phần chững lại do mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào tài nguyên chưa tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời, sự chuyển giao công nghệ còn yếu kém, chỉ sau khi Việt Nam chuyển hướng quá độ sang giai đoạn định hướng đầu tư hiệu quả, tăng trưởng GDP và NSLĐ mới phục hồi và mở rộng.
(5) Để tạo dựng một mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trong giai đoạn tiếp theo, cần tập trung vào đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam phải đặc biệt đầu tư cho đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh tiến bộ khoa học và công nghệ. Nhờ có đẩy mạnh tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo mới có thể đảm nhận được những phần công việc, công đoạn của quá trình sản xuất khó hơn có tỷ lệ giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tạo ra tốc độ tăng TFP cao hơn và năng suất lao động lớn hơn. Trong các định hướng chuyển đổi, định hướng chuyển đổi về thể chế là quan trọng nhất. Sự khác biệt của một nước phát triển trung bình, kém phát triển và nước phát triển trước hết là do thể chế. Đây được coi là yếu tố quyết định quan trọng của năng lực cạnh tranh quốc gia để nền kinh tế của nước ta chuyển từ giai đoạn kinh tế dựa vào đầu tư sang nền kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo – Nền kinh tế tri thức./.
TS. Phạm Đăng Quyết
Hội Thống kê Việt Nam
Hội Thống kê Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- APO (2019), APO Productivity Databook 2019, Tokyo.
- Klaus Schwab (2018), The Global Competitiveness Report 2017–2018, World Economic Forum, Geneva.
- OECD (2001), Measuring Productivity MEASUREMENT OF AGGREGATE AND INDUSTRY-LEVEL PRODUCTIVITY GROWTH, OECD
Manual, France.
- Phan Minh Ngoc (2008), Sources of Vietnam’s Economic Growth, SAGE Journals, Vol 8, Issue 3, 2008, Kyushu University, Japan.
- Rao, B. Bhaskara (2006), Time Series Econometrics of Growth. Models: A Guide for Applied Economists, University of the South Pacific, Suva, Fiji.
- R.V.S.S. Nagabhushana Rao, V.Munaiah, J. Prabhakara Naik, K.Vasu, G. Mokesh Rayalu (2017), Estimation of Cobb-Douglas Production Function in Econometric Model, International Journal for Research in Applied Science & Engineering Technology (IJRASET) ISSN: 2321-9653; IC Value: 45.98; SJ Impact Factor :6.887, Volume 5 Issue XII December 2017.