Triển khai hóa đơn điện tử thuận lợi, đem lại lợi ích kép cho Chính phủ và doanh nghiệp

|

Triển khai hóa đơn điện tử thuận lợi, đem lại lợi ích kép cho Chính phủ và doanh nghiệp

Hệ thống hóa đ??n điện tử toàn quốc được triển khai trong hơn một năm qua đã khẳng định cam kết của Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số. Những kết quả tích cực từ việc triển khai hóa đ??n điện tử đã góp phần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí đáng kể cho Chính phủ và doanh nghiệp.

Nhằm góp phần thực hiện Luật Quản lý Thuế và Chương trình Chuyển đổi số quốc gia Việt Nam đến năm 2030, việc triển khai hóa đ??n điện tử đã được tiến hành qua 2 giai đoạn theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó, giai đoạn 1, hóa đ??n điện tử được triển khai thành công tại 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh và Bình Định. Sau khi Hệ thống hóa đ??n điện tử toàn quốc được đưa vào vận hành chính thức ngày 21/4/2022, giai đoạn 2 triển khai hóa đ??n điện tử được tổ chức thực hiện tại 57 tỉnh, thành phố trung ương. Các cơ quan liên quan đã tiếp nhận và xử lý tờ khai đăng ký sử dụng hoá đ??n điện tử của doanh nghiệp; tiếp nhận và cấp mã cơ quan thuế cho hóa đ??n điện tử của doanh nghiệp thuộc trường hợp sử dụng hóa đ??n điện tử có mã; tiếp nhận dữ liệu hoá đ??n điện tử không có mã,... Đến ngày 30/6/2022, toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức đang sử dụng hóa đơn hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đ??n điện tử.

Song song với đó, các giải pháp công nghệ thông tin được triển khai quyết liệt nhằm bảo đảm các yêu cầu về hóa đ??n điện tử, giải quyết các vấn đề phát sinh như: Hóa đ??n điện tử được bảo vệ bằng chữ ký số của người bán hàng, khi bị tẩy xóa (thay đổi dữ liệu) thì hóa đơn sẽ không bảo đảm tính toàn vẹn của chữ ký số; khi có tình trạng giả mạo, cơ quan thuế dựa vào hệ thống công nghệ thông tin sẽ phát hiện được và xử lý ngay theo quy định; cung cấp thông tin hoá đơn kịp thời để người mua hàng, bên thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có thể đối chiếu, kiểm tra, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hoá đơn; toàn bộ dữ liệu HĐĐT được tập trung tại Tổng cục Thuế để cung cấp các dịch vụ cho người bán, người mua hàng có thể tự tra cứu, đối chiếu dữ liệu của hóa đơn với dữ liệu được quản lý tại cơ quan thuế.

 

Triển khai sử dụng hóa đ??n điện tử đạt kết quả đáng ghi nhận

Đồng thời, các cơ quản quản lý đã tập trung cao nhất các nguồn lực để tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý kịp thời các vướng mắc thông qua nhiều hình thức: Hệ thống đường dây nóng, kênh hỗ trợ điện tử, chatbot. Công tác quản trị, vận hành hệ thống hóa đ??n điện tử được thực hiện 24/7, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, thông suốt không để ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhờ những giải pháp quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan liên quan, việc triển khai hóa đ??n điện tử đã được tiến hành thuận lợi, đạt được kết quả tích cực. Chỉ sau 1 tháng kích hoạt hệ thống hóa đ??n điện tử (từ 21/11 đến 21/12/2021), số lượng người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đ??n điện tử đạt gần 263,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 71% tổng số doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của 6 tỉnh, thành phố triển khai hóa đ??n điện tử giai đoạn 1. Sau khi triển khai áp dụng hóa đ??n điện tử trên toàn quốc từ ngày 01/7/2022, số lượng hóa đ??n điện tử phát hành bình quân đạt trên 10 triệu hóa đơn/ngày, tăng trên 40% so với lượng hóa đơn bình quân 1 ngày của tháng 6/2022; đến hết tháng 7/2022, đã có trên 857 triệu hóa đ??n điện tử được phát hành.

Đến nay, hóa đ??n điện tử đã được triển khai thực hiện rộng khắp cả nước, được doanh nghiệp, người dân tin dùng. Tính đến cuối tháng 9/2023, đã có 100% doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh (tương ứng trên 851,37 nghìn doanh nghiệp, tổ chức và 65,57 nghìn hộ, cá nhân kinh doanh) theo phương pháp kê khai tại 63 tỉnh, thành phố đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đ??n điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Lũy kế đến ngày 30/9, trên cả nước đã có trên 5,3 tỷ hóa đ??n điện tử đã được tiếp nhận và xử lý (trong đó gồm: Hơn 1,5 tỷ hóa đ??n điện tử có mã; 1,39 tỷ hóa đ??n điện tử không có mã; 2,36 tỷ hóa đ??n điện tử không mã gửi Bảng tổng hợp; và 1,14 tỷ hóa đ??n điện tử theo từng lần phát sinh). Tổng số cơ sở kinh doanh đã đăng ký thành công áp dụng hóa đ??n điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là 33,47 nghìn cơ sở kinh doanh với số lượng hóa đơn sử dụng là 33,22 triệu hóa đơn.

Lũy kế đến ngày 31/10/2023, số lượng hóa đ??n điện tử cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý là hơn 5,6 tỷ hóa đơn (trong đó có hơn 1,62 tỷ hóa đơn có mã và hơn 3,98 tỷ hóa đơn không mã). Số doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đ??n điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền tăng thêm trên 2 nghìn đơn vị, đạt 35,56 nghìn doanh nghiệp, cá nhân với số lượng hơn 51,6 triệu hóa đơn.

Việc triển khai hóa đ??n điện tử, không chỉ đem lại lợi ích cho cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hạn chế các gian lận về hóa đơn, chung tay xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, nền kinh tế số, góp phần phát triển kinh tế xã hội mà còn giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng bài toán về thời gian, chi phí, nguồn lực. Cụ thể, việc sử dụng hóa đ??n điện tử giúp doanh nghiệp có thể gửi hóa đơn trực tiếp cho khách hàng thông qua email, tin nhắn điện tử hay in trực tiếp cho khách hàng; nhờ đó tiết kiệm được đáng kể chi phí chuyển phát. Đồng thời hóa đ??n điện tử cũng cho thấy tính ưu việt so với hóa đơn giấy khi khách hàng nhanh chóng nhận được hóa đơn sau vài lần nhấp chuột mà không cần mất thời gian chờ đợi. Việc sử dụng hóa đ??n điện tử sẽ giảm được rủi ro do mất mát hóa đơn trong khâu vận chuyển, giao nhận đồng thời cũng giảm được các vụ việc tranh chấp, kiện tụng xảy ra do các lỗi thất lạc, mất, hỏng hoặc giao chậm hóa đơn. Bên cạnh đó, hóa đ??n điện tử cũng tăng tính an toàn, bảo mật, tiện lợi cho doanh nghiệp trong kiểm tra truy xuất nguồn gốc hóa đơn, thông tin về đối tác bán hàng. Với mã xác thực do cơ quan thuế cung cấp, hóa đ??n điện tử không thể làm giả, có độ an toàn và độ chính xác rất cao.

Bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình sử dụng hóa đ??n điện tử. Việc sử dụng hóa đ??n điện tử đặt ra yêu cầu với doanh nghiệp cần phải hoàn toàn chủ động các công việc khởi tạo và phát hành hóa đơn. Thời gian mới triển khai, doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc giải thích với khách hàng về tính pháp lý, quá trình thực hiện hóa đ??n điện tử. Doanh nghiệp cần có hệ thống máy móc và trang thiết bị đảm bảo cho việc vận hành và sử dụng hóa đơn, cùng với đó là nhân lực được trang bị kiến thức đáp ứng yêu cầu thao tác. Bên cạnh đó, với yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin - viễn thông tốt, không có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hóa đ??n điện tử có đủ quy mô và năng lực cung cấp dịch vụ trên phạm vi rộng, từ các thành phố lớn tới địa bà;n các huyện xã, nhất là ở vùng sâu, vùng xa…

Trước một số tồn tại, hạn chế, Chính phủ cùng các Bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi để người dân và doanh nghiệp khai thác tối đa tính ưu việt của hóa đ??n điện tử thông qua việc tiếp tục vận hành hệ thống hóa đ??n điện tử, đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo thông suốt trên toàn quốc. Thời gian tới, tiếp tục Tổng cục Thuế đã yêu cầu triển khai rà soát người nộp thuế có rủi ro cao; đồng thời phối hợp với các cục thuế để đưa ra danh sách cảnh báo rủi ro phục vụ công tác kiểm soát hóa đ??n điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất khống hóa đơn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hóa đơn chứng từ nói riêng và về thuế nói chung. Qua đó, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế cũng như tạo môi trường kinh doanh lành mạnh bình đẳng cho cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế. Đồng thời, sẽ triển khai hóa đ??n điện tử từ máy tính tiền; chính sách hỗ trợ người nộp thuế theo chương trình của Chính phủ, công tác chống gian lận hóa đ??n điện tử, công tác thu ngân sách nhà nước, đặc biệt là công tác hoàn thuế giá trị gia tăng./.

 
Minh Huyền
Ứng dụng giải trí có tính cao và thấp xúc xắc