Những ứng dụng này hoạt động ngầm bên trong thiết bị của người dùng, chúng sẽ ngầm phát quảng cáo mà người dùng không mong muốn lên toàn màn hình theo một tần suất ngẫu nhiên.
Người dùng sẽ khó có thể xóa được các ứng dụng này khi mà phím tắt của chúng trên thiết bị đã bị xóa, hoặc các ứng dụng này sẽ mạo danh những ứng dụng của Facebook hay Google để tránh nghi ngờ và để tồn tại càng lâu trên thiết bị càng tốt.
Các ứng dụng khi hoạt động sẽ gửi thông tin về người dùng, thiết bị đến máy chủ của người phát triển ứng dụng, chúng còn kiểm tra xem có thể cài đặt phần mềm từ nguồn khác ngoài Google Play hay không và nếu có thì nó còn chiếm quyền và cài đặt những ứng dụng độc hại khác lên thiết bị.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra cơ chế hoạt động của các ứng dụng này là khá giống nhau. Khi ứng dụng được cài đặt, nó sẽ kiểm tra xem thiết bị này có được kết nối đến các máy chủ của Google (máy chủ phát hiện và ngăn chặn các phần mềm trái phép) không. Nếu đang bị kiểm tra, nó sẽ không tải các phần mềm quảng cáo về và điều này tránh việc bị Google Play đánh giá là ứng dụng có chứa phần mềm độc hại.
Tại thời điểm mà ESET thông báo cho Google, các ứng dụng này đã bị gỡ bỏ, theo ESET thì chúng vẫn nằm ở trong các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba. Gã khổng lồ tìm kiếm Google cũng không đưa bình luận nào thêm về vụ việc này.