Quả thật, chưa cần tính đến những hiểm họa bất chợt phát sinh, như bệnh dịch Ebola ở Tây Phi, khủng hoảng di cư ở châu Âu hay siêu bão Soudelor ở Thái Bình Dương,v.v. chỉ cần căn cứ vào hai trong vô số những trở ngại đang tồn tại trong thế giới đương đại thì việc nghi ngại về tính khả thi của chương trình nghị sự này âu cũng là điều dễ hiểu.
Thách thức đầu tiên chính là việc tạo dựng một môi trường hòa bình trên quy mô toàn cầu, điều kiện tiên quyết để có được sự phát triển bền vững. Để đạt được điều này, trước mắt cộng đồng quốc tế cần phải giải quyết được hai vấn đề: xóa bỏ các điểm nóng và ngăn ngừa xung đột. Hiện tại, một thực tế hết sức bi đát là các điểm nóng đang tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới đều rất nan giải. Đơn cử như tại Trung Đông, xung đột Israel – Palestin đã kéo dài suốt một thời gian ít nhất cũng bằng đúng tuổi của LHQ, và cho đ???n nay vẫn chưa có bất cứ một hướng giải quyết nào khả dĩ. Tại châu Á, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cũng là một ví dụ điển hình khác. Kể từ năm 1953 đến nay, số phận của hiệp định đình chiến (ký giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên năm 1953) còn luôn bị đe dọa thì chắc phải có một sự kỳ diệu nào đó may ra mới tạo được hiệp định hòa bình.
Ngoài những điểm nóng, an ninh và hòa bình còn bị đe dọa bởi không ít nguy cơ tiềm ẩn. Những va chạm giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông, tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới hoạt động do thám mạng, sự bất đồng giữa Mỹ và Nga về vấn đề Syria được nguyên thủ hai nước công khai tại chính diễn đàn của Đại hội đồng LHQ khóa 70, đ???c biệt là khả năng va chạm giữa Nga và Mỹ trên bầu trời Syria sau quyết định không kích vào các mục tiêu của lực lượng nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Syria (từ hôm 30-9-2015) của Nga,v.v. tất cả những mâu thuẫn này nếu không được kiểm soát tốt rất dễ dẫn đến những rủi ro khôn lường, thậm chí là chiến tranh. Thế nhưng, việc xây dựng các cơ chế hợp tác để có thể ngăn ngừa, kiểm soát các rủi ro có thể dẫn đến xung đột cũng khó không kém.
Cộng đồng quốc tế đang hết sức quan ngại khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đ???c biệt là sau khi quốc hội Nhật Bản thông qua đạo luật an ninh mới, bởi cho đ???n nay giữa hai nước lớn này thậm chí còn chưa có một kênh đối thoại nào. Hay như đối với vấn đề Biển Đông, mặc dù tất cả các bên liên quan đều ý thức được mức độ nguy hiểm nếu những tranh chấp trên Biển Đông dẫn đến xung đột quân sự, và vì thế rất cần một Bộ quy tắc ứng xử (COC), tuy nhiên, đã hơn 10 năm qua, tiến trình xây dựng COC vẫn dậm chân ở mức độ tham vấn giữa ASEAN và Trung Quốc.
Bảo đảm sự phát triển hài hòa, trước hết là công cuộc xóa đói giảm nghèo, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới chính là thách thức tiếp theo. Suốt chiều dài phát triển của lịch sử nhân loại, đói nghèo vẫn luôn là nỗi ám ảnh đối với mọi quốc gia, kể cả những nước phát tri???n nhất. Tuy luôn chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu trong chính sách của hầu hết mọi quốc gia, nhưng do cả ba yếu tố "Thiên – Địa – Nhân" mà cho đ???n nay, xóa bỏ đói nghèo vẫn luôn là nhiệm vụ bất khả thi. Hiện tại, cuộc chiến chống đói nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng xã hội còn trở nên khó khăn hơn bởi những nghịch lý đang tồn tại trong đời sống quốc tế đương đại. Những thành công to lớn trong khoa học công nghệ vẫn chưa thể giúp loại bỏ tình trạng nghèo đói trên thế giới, mà ngược lại còn khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, thậm chí thực tế này còn đang diễn ra ở ngay tại các nước công nghiệp phát tri???n nhất. Sự gia tăng mạnh mẽ của quá trình hợp tác, liên kết quốc tế đã không tạo ra được bức tranh cùng nhau phát triển giữa các quốc gia như kỳ vọng, trái lại nó còn khiến không ít quốc gia còn trở nên nghèo hơn trong so sánh với sự giàu lên của các nước công nghiệp phát triển. Tuy chiếm ưu thế về nguồn lực, nhưng việc các nước phát triển giàu có không ngại thi hành những chính sách bảo hộ khi cần thiết càng khiến tình trạng bất bình đẳng thêm sâu sắc, và các nước nghèo càng ít cơ hội phát triển hơn. Tình trạng tái nghèo tại ở nhiều nước đang phát triển càng khiến danh sách những nghịch lý dài thêm, và thậm chí tâm trạng bi quan mà nó gây nên còn đáng sợ hơn nhiều.
Sự bi quan chắc chắn sẽ tăng lên bội phần khi hai thách thức nêu trên hòa quyện vào nhau tạo nên vòng tròn luẩn quẩn – hòa bình chỉ có khi đói nghèo thuyên giảm, và ngược lại phát triển chỉ thu được trong môi trường hòa bình, ổn định. Bế tắc này chỉ có thể phá vỡ khi các bên chấp nhận nhượng bộ nhau, điều này quả thật vẫn là cái đích khó đạt khi mà “cái tôi” vẫn đang chiếm ưu thế.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những thành quả đã đạt được trên chặng đường 70 năm hình thành và phát triển, cùng với nguồn lực to lớn hiện có của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này, thì việc lãnh đạo của 193 thành viên LHQ đặt ra một chương trình nghị sự đầy tham vọng là hoàn toàn có cơ sở.
Ngày 24-10-1945, Hiến chương LHQ chính thức bắt đầu có hiệu lực (ngày 10-1-1946, tại London đã diễn ra khóa họp thứ nhất của Đại hội đồng LHQ), và sau 70 năm, thành công lớn nhất mà tổ chức này đạt được chính là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về vai trò không thể thiếu của nó trong mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại đối với hiện tại và tương lai.
Tồn tại trong tình trạng đối đầu căng thẳng Đông – Tây, tuy bị bó hẹp bởi chính những nguyên tắc hoạt động của mình, điển hình là nguyên tắc nhất trí tại HĐBA, nhưng LHQ đã góp phần vô cùng quan trọng trong việc xóa bỏ hoàn toàn hệ thống thuộc địa, ngăn chặn chiến tranh thế giới, giám sát thực thi hòa bình ở nhiều nơi và thúc đẩy tiến trình giải trừ quân bị tạo điều kiện cho đ???i thoại Đông – Tây.
Ngay trong những thập niên đầu sau Thế chiến II, với nguồn lực còn hạn chế, LHQ đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng lại thế giới sau chiến tranh, định hình hệ thống quy chuẩn quốc tế (được thể hiện trong Những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ) của đời sống quốc tế đương đại. Những chương trình phát triển của LHQ là nguồn lực đ???c biệt quý giá giúp các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh thoát dần cảnh cùng cực sau khi giành được độc lập.
Có lẽ chính những thành công trong phát triển, cụ thể là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở những khu vực vốn bị coi là điểm nóng về đói nghèo, điển hình như tại châu Á – Thái Bình Dương hay Mỹ Latinh, đã tạo động lực để 189 thành viên LHQ nhất trí đề ra 8 Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) vào tháng 9-2000, và vào thời điểm đó cũng bị đánh giá là đầy tham vọng.
Giờ đây, khi chương trình MDG khép lại sau 15 năm thực hiện, những biến cố đang xảy ra trên bình diện toàn cầu, đ???c biệt là tình trạng đói nghèo, xung đột vẫn đang hiện hữu ở nhiều khu vực, cộng đồng quốc tế rất cần một chương trình hành động mới cho tương lai.
Tại khóa họp lần thứ 70 của LHQ, thành công của những nước được đánh giá là đã hoàn thành tốt các Mục tiêu Thiên niên kỷ, tiêu biểu như Việt Nam, chính là khẳng định rõ ràng về khả năng của LHQ có thể hiện thực hóa những mục tiêu cao hơn. Hơn nữa, những thành công và thất bại của LHQ trong 70 năm qua còn chỉ rõ, đã đến lúc phải tạo dựng một sự phát triển bền vững, bởi đó là điều kiện tiên quyết để có thể xóa bỏ đói nghèo và ngăn chặn tái nghèo, để có thể kiến tạo hòa bình và ngăn ngừa xung đột, như Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã phát biểu trong bài diễn văn khai mạc khóa họp: “Chương trình nghị sự 2030 buộc chúng ta phải nhìn ra xa biên giới quốc gia và các lợi ích trước mắt để hành động trên tinh thần đoàn kết dài hạn. Chương trình nghị sự này là những điều cần làm đối với tất cả mọi người, đối với hành tinh của chúng ta và là kế hoạch chi tiết dẫn tới sự thành công”.
Điều cuối cùng cần nhấn mạnh với những ai còn nghi ngại về Chương trình hành động này là, các mục tiêu toàn cầu này sẽ cung cấp một lộ trình cho các quốc gia để định hình và hoạch định chính sách của mình trong vòng 15 năm tới. Chương trình là định hướng cho tương lai, cũng giống như cuộc sống cần mục đích vậy.