Hiệp định hạt nhân Iran – Những thách thức đang chờ

|

NDO - NDĐT- Cuối cùng thì cuộc đàm phán theo kiểu “Marathon” kéo dài suốt 20 tháng qua cũng đạt được kết quả như cộng đồng quốc tế trông đợi. Ngày 14-7-2015, tại trụ sở của Liên Hợp quốc ở Thủ đô Vienna của nước Áo, hiệp định hạt nhân đã được ký giữa Cộng hòa Hồi giáo Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức).

Hi??p đ???nh hạt nhân này đang được tất cả các bên tham gia đàm phán và phần lớn các nước trên thế giới đánh giá là “một thỏa thuận lịch sử”. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi hi??p đ???nh không chỉ đơn thuần giúp cộng đồng quốc tế có thể khép lại một trong những hồ sơ gai góc nhất và đã tồn tại gần 13 năm qua, đồng thời mở ra cơ hội thay đổi mối quan hệ thù địch giữa Iran và các nước phương Tây. Hơn nữa, kể từ năm 1968, thời điểm ra đời của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), hi??p đ???nh hạt nhân Iran là thành quả duy nhất mà cộng đồng quốc tế đạt được và quan trọng hơn cả là thông qua một tiến trình đối thoại. Trước đó, Hiệp ước NPT đã không thể cản bước Ấn Độ sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 1974. Thậm chí, sau đó vấn đề cấm phổ biến vũ khí hạt nhân còn buộc Liên hợp quốc phải đưa vào danh sách một trong những vấn đề có tính toàn cầu. Bởi lẽ, rất nhiều biện pháp từ cứng đến mềm, như đàm phán hay cấm vận, đặc biệt là vô số các nghị quyết trừng phạt đã được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa ra nhưng danh sách các quốc gia sở hữu thứ vũ khí khủng khiếp này vẫn đang có nguy cơ nối dài với những cái tên như Pakistan, CHDCND Triều Tiên, Iran,…

Đặc biệt, hi??p đ???nh hạt nhân Iran còn phản ánh một quá trình đàm phán đầy cam go và kết quả đạt được chỉ khi tất cả các bên cùng có chung quyết tâm thông qua đối thoại để đi đến đích cuối cùng. Và vì thế, nếu hi??p đ???nh này được thực thi đúng với tinh thần mà các bên đã cam kết thì rõ ràng đây có thể coi là một hình mẫu lý tưởng cho việc tháo gỡ các điểm nóng đang tồn tại trên thế giới.

Mặc dù hi??p đ???nh nhận được sự ủng hộ của nhiều nước nhưng sự nghi ngại trên là hoàn toàn có cơ sở. Điển hình như việc Hội đồng Bảo an mau chóng đạt được nghị quyết công nhận hi??p đ???nh hạt nhân Iran (hôm 20-7-2015) với sự đồng thuận của cả 15 thành viên. Có lẽ chính sự tồn tại quá lâu của hồ sơ hạt nhân Iran, cũng như mối quan hệ thù địch giữa các nước phương Tây và Iran (kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979) đã tạo ra không ít thách thức đối với quá trình thực thi hi??p đ???nh.

Thách thức đầu tiên chính là việc triển khai cắt giảm kho nguyên liệu hạt nhân và số máy ly tâm làm giàu uranium. Theo thỏa thuận, quá trình này sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và để giải trừ tính nhạy cảm sẽ không có sự tham gia của các chuyên gia người Mỹ trong phái đoàn thanh sát.Tuy nhiên, đó lại chính là cái cớ khiến cho những báo cáo của IAEA rất dễ bị phía Mỹ nghi ngờ. Ngoài ra, chỉ cần một nghi ngờ về tính xác thực của những số liệu mà Tehran cung cấp thì kịch bản giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria rất dễ tái hiện. Cho đến nay, mặc dù có không ít chuyên gia người Mỹ tham gia trong Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học (OPCW), tổ chức đảm trách chủ yếu quá trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria, nhưng vẫn có những cáo buộc từ phía Mỹ về việc chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad chưa công bố đầy đủ số liệu các kho vũ khí hóa học.

Thách thức tiếp theo đến từ nội bộ của hai đối tác chính là Mỹ và Iran. Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Iran Hassan Rouhani đều đang phải đối mặt với sự chống đối của những người theo đường lối cứng rắn. Trong suốt quá trình đàm phán, những nghị sĩ đảng Cộng hòa của Mỹ luôn phản đối đường lối đối thoại của Tổng thống Obama. Ngay sau lễ ký hi??p đ???nh, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa John Boehner đã phát biểu: “Việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa các tài sản của Iran chẳng khác gì tăng thêm sức mạnh cho nước này, đây là điều mà chúng tôi sẽ kiên quyết phản đối”. Tuyên bố sau đó của Tổng thống Obama về việc sẽ sử dụng quyền phủ quyết để loại bỏ bất cứ ý định nào ngăn cản việc thông qua hi??p đ???nh báo hiệu một cuộc chiến pháp lý rất có thể sẽ nổ ra giữa Nhà Trắng và lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Còn về phía Iran, ngày 18-7-2015 (phát biểu nhân dịp kết thúc tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo), dù coi ngày ký hi??p đ???nh hạt nhân “là ngày lịch sử đối với đất nước Iran” nhưng lãnh đạo tinh thần tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei vẫn khẳng định, “hi??p đ???nh sẽ không làm thay đổi chính sách chống chính quyền Mỹ”.

Việc thực thi hi??p đ???nh hạt nhân là không hề đơn giản và vì thế chỉ cần một sai sót nào đó xuất hiện, lập tức sẽ là cái cớ để những lực lượng đối lập tận dụng. Cũng cần nhấn mạnh thêm những nghi vấn đến từ các cuộc bầu cử trong thời gian tới. Nhiệm kỳ của Tổng thống Obama đang dần đến hồi kết, chính sách mềm dẻo của ông liệu có được người kế nhiệm tiếp nối sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Hoàn cảnh tương tự với Iran, kết quả cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2016 và bầu cử Tổng thống năm 2017 sẽ là thử thách đối với đường lối ôn hòa của Tổng thống Rouhani.

Đương nhiên, quá trình thực thi hi??p đ???nh hạt nhân sẽ phải đối mặt với những phản ứng, thậm chí có thể rất tiêu cực, của các nước trong khu vực, tiêu biểu là của Israel và A-rập Xê-út. Thủ tướng Israel B. Netanyahu chỉ trích hi??p đ???nh là “một sai lầm lịch sử”, bởi không ngăn chặn hoàn toàn được khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran. Các nhà lãnh đạo A-rập Xê-út thì cho rằng, việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran sẽ càng khiến cho tình hình khu vực thêm phức tạp, do lo ngại Tehran sẽ càng có cơ hội tài trợ cho các lực lượng cực đoan dòng Shiite. Đối với sự chống đối của những đồng minh truyền thống này, rõ ràng chỉ một chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (hôm 19-7-2015) chắc khó có thể giải tỏa. Tương tự, hi??p đ???nh hạt nhân cũng có thể tạo ra mầm mống nghi kỵ giữa Iran với các đồng minh Syria, Hezbollah, Hamas.

Một thách thức nữa có thể đến từ chính những bên còn lại. Hi??p đ???nh hạt nhân có được là sự nhân nhượng của cả những cường quốc khác, trước hết là từ Nga. Sự tham gia của Iran vào thị trường dầu lửa, lệnh cấm vũ khí đối với Iran vẫn tiếp tục được duy trì..., đó toàn là những nội dung sẽ đụng chạm tới lợi ích của Nga trong thời gian tới. Đơn cử như việc giá dầu thô thế giới đã giảm khoảng 2,3% xuống còn 50,98 USD/thùng ngay sau lễ ký kết, đây rõ ràng sẽ là khó khăn tiếp theo đối với Nga vốn đang phải chống chọi lại các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây. Chính vì thế, sẽ thật khó khẳng định về khả năng tiếp tục duy trì sự đồng thuận của các cường quốc trong quá trình thực thi hi??p đ???nh hạt nhân.

Bất luận thế nào, rõ ràng hi??p đ???nh hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 là một bước tiến của lịch sử, bởi đây là một thắng lợi của đối tho??i – cách hành xử văn minh hơn hẳn kiểu “ngoại giao vũ lực”. Và nếu vậy, thách thức lớn nhất đang đặt ra đối với hi??p đ???nh hạt nhân Iran phải là việc liệu các bên tham gia có thực sự muốn coi đây là “một Hi??p đ???nh hạt nhân lịch sử” hay không.