Phát súng lệnh “918 ĐG”
Theo Thiếu tá, Phó trưởng Công An huyện Nam Đàn Nguyễn Đức Kiên, năm 2018, trên địa bàn huyện có 19/24 xã tổ chức đấu giá đất. Một số phiên đấu giá có khoảng 600-700 ngư??i tham gia, trong đó có khoảng tám nhóm “cò đất” với khoảng 100 đối tượng, chủ yếu đối tượng cộm cán, người ngoài địa bàn. Do việc quy định ngư??i tham gia đấu giá đất không giới hạn nơi cư trú, nên các nhóm đối tượng này thường xuyên tham gia các phiên đấu giá với thái độ ngông nghênh, có nhiều hành vi vi phạm pháp luật như: dàn xếp dìm giá đấu, chèn ép, đe dọa ngư??i tham gia đấu giá.
Các đối tượng cũng còn dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt số tiền trong quá trình đấu giá một cách trắng trợn… Anh Nguyễn Đình N. ở xã Nam Giang (Nam Đàn) nhớ lại: Hôm đó, ngày 9-9-2018, xã tổ chức đấu giá 57 lô đất nên có cả nghìn người đến tham gia. Nhưng có hàng chục người bặm trợn, xăm trổ đầy mình, trong đó có cả đối tượng cộm cán, tù tha về “lượn” quanh vòng ngoài khu vực tổ chức đấu giá. Những đối tượng này tiếp cận chúng tôi và yêu cầu hiệp thương, khi đấu giá đất xong sẽ được nhận 3-5 triệu đồng. Nhiều người không đồng ý, bị bọn chúng đe dọa hay ngăn cản tham gia đấu giá. Nhiều người muốn mua đất phải ra về trong bức xúc, phẫn nộ…
Trước tình hình trên, Công an Nam Đàn nhận định, thời cơ chín muồi để phá Chuyên án “918ĐG”, bắt giữ và xử lý một số đối tượng liên quan. Sau ít giờ kết thúc phiên đấu giá đất tại xã Nam Giang (khoảng 17 giờ), các trinh sát đã bắt quả tang Trần Ngọc Chung (SN 1993), trú tại phường Vinh Tân và Nguyễn Quốc Huy (SN 1996), trú tại phường Đông Vĩnh (đều thuộc TP Vinh) đang nhận 97 triệu đồng từ ngư??i tham gia đấu giá lô đất số 40 - chị L.T.K trú ở xã Vân Diên (Nam Đàn). Đây là số tiền mà chị K phải đưa cho đối tượng “cò đất” sau khi thông đồng dàn xếp, dìm giá để chị K mua giá thấp, với “kịch bản”, 6/7 đối tượng tham gia đấu giá dừng lại ở vòng hai, không ai trả hơn, trừ chị K trả ở mức 198 triệu đồng và thắng thầu.
Tiếp tục mở rộng điều tra, liên tiếp các ngày 18-10 và 27-12-2018, công an Nam Đàn thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với hai đối tượng khác là Hoàng Kiều Vinh (SN 1982) ở xã Nghi Trường (Nghị Lộc), đối tượng đã có bốn tiền án và Dương Văn Kỳ (SN 1991) ở Hưng Phúc (Hưng Nguyên). Qua tài liệu thu thập được tại phiên đấu giá ngày 9-9-2018 tại Nam Giang cũng như tài liệu phát hiện khi khám xét chỗ ở của các đối tượng, cơ quan điều tra đã xác định Vinh và Kỳ đã có hành vi thông đồng, dàn xếp giá lô đất số 18 để anh Đinh Văn L. (trú tại Vân Diên, Nam Đàn), trúng thầu với mức giá hơn 351 triệu đồng. Ngoài ra, anh L phải đưa các đối tượng này 190 triệu đồng để “trả công” cò đã dìm giá.
Phá thành công Chuyên án “918ĐG” được xem là chiến công đầu tiên không chỉ của cả tỉnh Nghệ An mà cả nước, khi cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các đối tượng cò đất về tội danh vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản theo Điều 218 BLHS. Đây được xem là phát súng lệnh mở màn cho lực lượng công an tiến công vào loại tội phạm này.
Quyết liệt, mạnh tay hơn
Không chỉ ở Nam Đàn, mà một số địa phương ở Nghệ An cũng đã ra tay với nạn “cò đất”. Tại huyện Quỳnh Lưu, trong những ngày cuối 7-2018, xã Sơn Hải tổ chức phiên đấu giá 27 lô đất, thu hút 1.100 bộ hồ sơ với hơn 2.000 ngư??i tham gia. Tại phiên đấu giá này, xuất hiện các đối tượng “cò đất” có máu mặt, chuyên tổ chức dàn xếp, kìm giá trên địa bàn. Để bảo đảm phiên đấu giá đất diễn ra an toàn, Công an Quỳnh Lưu huy động 90 cán bộ, chiến sĩ phối hợp địa phương tổ chức bảo vệ nhiều vòng. Tại đây, các lực lượng công an phát hiện và bắt giữ ba nhóm đối tượng cò đất cùng nhiều loại hung khí. Trong quá trình theo dõi, Công an Quỳnh Lưu còn phát hiện sai phạm trong phiên đấu giá lô đất số 3 nên đã lập biên bản và tạm giữ số tiền 400 triệu đồng do N.H.X đang giữ. Đây là tiền mà các đối tượng liên quan dùng để làm tin trong thỏa thuận, thông đồng, dìm giá lô đất số 3.
Ngày 21-9-2018, Công an huyện Quỳnh Lưu ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”. Cơ quan CSĐT xác định được bốn đối tượng đã có hành vi đứng ra bàn bạc thống nhất, đưa ra mức giá mua lô đất số 3 tại phòng chờ là 1,7 tỷ đồng, sau đó nhường quyền mua lô đất số 3 cho N.T.L với số tiền là hơn 1,1 tỷ đồng (cũng thông qua việc dàn xếp, buộc m???i người xin rút, không đấu giá vòng hai). Vụ án đang được tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 30-1-2018, công an Diễn Châu đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng” và “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”, khởi tố bắt tạm giam hai bị can vì liên quan đến hàng chục đối tượng “cò đất” dùng hung khí đánh nhau do mâu thuẫn trong ăn chia tiền cò đất trong phiên đấu giá đất tại Quỳnh Ngọc. Tại Diễn Châu trong năm 2018 đã tổ chức bán đấu giá đất hơn 300 lô đất cũng xảy ra tình trạng cò đất gây rối và cản trở ngư??i tham gia đấu giá… Tính sơ bộ, số tiền thất thu do cò đất gây ra tại các phiên đấu giá thời gian qua ở Nghệ An khá lớn, chỉ tính riêng lô đất số 40 ở xã Nam Giang, sau khi công an bắt cò đất, yêu cầu tổ chức đấu giá lại, lô đất này được bán với giá 391 triệu đồng so giá trúng thầu trước đó là 198 triệu đồng. Hay ở xã Sơn Hải, do công an ra tay dẹp cò, câu lưu nhiều đối tượng cò cộm cán, nên không có hiện tượng dàn xếp dìm giá, nhiều lô đất được người mua đấu giá lên gấp ba, gấp bốn lần so giá khởi điểm; toàn bộ 27/27 lô đất ở Sơn Hải bán đấu giá được gần 60 tỷ đồng, gần gấp đôi so với giá khởi điểm ban đầu.
Qua thực tế, việc tổ chức đấu giá quyền sử đụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tại một số phiên đấu giá, có hiện tượng “cò đất” lộng hành, như om hồ sơ, thông đồng, dìm giá hoặc nâng giá làm sai lệch kết quả đấu giá. Thậm chí, nhiều đối tượng còn ngang nhiên dùng vũ lực để đe dọa người dân nếu không đồng ý tham gia hiệp thương. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có việc quy định pháp luật chưa đồng bộ, sự phối hợp trong quá trình triển khai bán đấu giá của UBND cấp huyện, cấp xã với các tổ chức bán đấu giá tài sản chưa thật sự chặt chẽ. Việc công khai thông tin tổ chức đấu giá, các lô đất đấu giá chưa được triển khai đúng theo quy định. Các địa phương thường đưa ra giá sàn thấp thua nhiều so giá thực tế. Mặt khác, quy định việc nộp đơn tham gia đấu giá không giới hạn về nơi cư trú dẫn đến có nhiều cá nhân, trong đó có cả các đối tượng đấu giá chuyên nghiệp tham gia đấu giá, tổ chức nhóm tham gia đấu giá, dùng các thủ đoạn tinh vi để gây áp lực, đe dọa, thu tiền dìm giá mặc dù không có nhu cầu mua đất để trục lợi, thu nhập bất chính, gây bất bình trong nhân dân và mất trật tự xã hội, gây thất thu ngân sách. Trong lúc đó số vụ và đối tượng mà các cơ quan chức năng xử lý được đang còn rất ít so thực tế nên chưa có tính răn đe cao.
Ngày 2-11-2018, UBND tỉnh Nghệ An có Văn bản số 8443/UBND-NC gửi các Sở Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và Chủ tịch các huyện, thành phố, thị xã cùng với các nhiệm vụ cụ thể để tăng cường quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất cũng như khắc phục các tình trạng nêu trên. Đồng thời, để ngăn chặn tình trạng nạn “cò đất”, công an tỉnh đã có công văn đề xuất các đơn vị tổ chức đấu giá lắp đặt hệ thống camera an ninh trước khi tổ chức các cuộc đấu giá; yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá, đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá dừng cuộc đấu giá khi có căn cứ cho rằng có các hành vi vi phạm theo quy định.
Bên cạnh đó, yêu cầu công an các đơn vị, địa phương thường xuyên rà soát các ổ nhóm có biểu hiện cò đất, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm, kiên quyết áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với những đối tượng đủ điều kiện, nhất là các đối tượng hoạt động theo băng nhóm, ổ nhóm bảo kê, thông, dàn xếp kết quả đấu giá đất. Cơ quan công an khuyến cáo, người dân tham gia đấu giá đất tuyệt đối không được tham gia hiệp thương với các đối tượng xã hội. Nếu có đối tượng lôi kéo hiệp thương, đe dọa thì ngay lập tức phải trình báo đến cơ quan chức năng… trang web giải trí trực tuyến Mr Halloween