Tại hội thảo quốc gia “Bức tranh kinh tế dành cho doanh nghiệp 2017” do Trường Đại học Kinh tế Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) tổ chức mới đây, rất nhiều tham luận bàn về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp (DN) phát triển. Trong đó, tham luận của TS Nguyễn Thanh Trọng, Trường Đại học Kinh tế Luật về cải thiện môi trường kinh doanh nêu ra nhiều vấn đề rất đáng quan tâm.
Vẫn chưa tương xứng
Mở đầu bài báo cáo, TS Nguyễn Thanh Trọng nhấn mạnh, những nỗ lực cải cách thể chế nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam ??ã mang lại nhiều kết quả quan trọng, số lượng DN được thành lập và lượng vốn huy động vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng. Cụ thể, những chỉ tiêu phản ánh tình hình đăng ký hoạt động kinh doanh của DN và chỉ số môi trường kinh doanh trong những năm qua diễn biến theo xu hướng tích cực. Vào năm 2000, nền kinh tế Việt Nam chỉ có khoảng 42.300 DN thì đến năm 2005 có 113.300 DN, tăng 2,68 lần so với năm 2000; năm 2010 có gần 280.000 DN, tăng gấp 6,6 lần so với năm 2000; năm 2015 có 434.000 DN, tăng hơn 10 lần so với năm 2000; đến cuối năm 2016 có 497.400 DN, tăng 11,8 lần so với năm 2000.
Mở đầu bài báo cáo, TS Nguyễn Thanh Trọng nhấn mạnh, những nỗ lực cải cách thể chế nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam ??ã mang lại nhiều kết quả quan trọng, số lượng DN được thành lập và lượng vốn huy động vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng. Cụ thể, những chỉ tiêu phản ánh tình hình đăng ký hoạt động kinh doanh của DN và chỉ số môi trường kinh doanh trong những năm qua diễn biến theo xu hướng tích cực. Vào năm 2000, nền kinh tế Việt Nam chỉ có khoảng 42.300 DN thì đến năm 2005 có 113.300 DN, tăng 2,68 lần so với năm 2000; năm 2010 có gần 280.000 DN, tăng gấp 6,6 lần so với năm 2000; năm 2015 có 434.000 DN, tăng hơn 10 lần so với năm 2000; đến cuối năm 2016 có 497.400 DN, tăng 11,8 lần so với năm 2000.
Tuy vậy, nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại đang đặt ra cần được xử lý để xây dựng môi trường kinh doanh phù hợp với yêu cầu phát triển và bối cảnh hội nhập. Đó là, phải tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng để khuyến khích tinh thần DN, mở ra những cơ hội trong đầu tư, gia tăng các nguồn lực được huy động vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế. Tuy vậy, môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, chưa tương thích với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Vì vậy, trong năm 2017 và những năm tiếp theo, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường.
Những tồn tại cần tiếp tục xử lý để cải thiện môi trường kinh doanh là việc gia nhập ngành đối với DN tiềm năng và việc tiếp cận các nguồn lực trong kinh doanh vẫn còn nhiều rào cản, bất bình đẳng giữa những DN thuộc các thành phần kinh tế. Một số lĩnh vực DN tham gia kinh doanh đòi hỏi nhiều điều kiện nhưng lại chưa được quy định cụ thể, dễ dẫn đến cách hiểu khác nhau và phụ thuộc ý chí chủ quan của cơ quan cấp phép đầu tư, đi ngược lại với tinh thần DN được phép kinh doanh những gì pháp luật không cấm; một số ngành chưa mở cửa thị trường hoặc không có cam kết mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài và chưa khuyến khích khu vực tư nhân trong nước tham gia kinh doanh, dẫn đến độc quyền như thị trường xăng dầu, th?? trường tài chính, th?? trường hàng không...
Ngoài ra, một số hành vi phản cạnh tranh, hợp tác, th??a thuận ấn định giá, phân chia thị trường, ngăn cản gia nhập hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh tiềm năng… cũng diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia thị trường. Việc sáp nhập, liên kết giữa các DN Nhà nước đã đặt ngoài sự điều chỉnh của pháp luật và sự ki??m so??t của cơ quan quản lý Nhà nước. Một vấn đề đáng báo động là hiện nay số lượng DN Nhà nước chiếm chưa đến 1% tổng số DN nhưng chiếm khoảng 35% tổng nợ phải trả của DN trong nền kinh tế.
Cần xóa “lợi ích nhóm”
Những liên minh thao túng thị trường cần xóa bỏ, như việc hiệp hội mía đường đề xuất Nhà nước không cho nhập khẩu đường, hiệp hội truyền hình trả tiền kiến nghị hạn chế cấp phép kinh doanh cho các DN mới và quy định giá sàn cung cấp dịch vụ truyền hình… Một số lĩnh vực kinh doanh do khu vực kinh tế tư nhân chi phối cũng thế, điển hình là ngành công nghiệp ô tô, sữa, thép, mía đường, bảo hiểm… có khuynh hướng và biểu hiện thỏa thuận, hợp tác với nhau hạn chế cạnh tranh, duy trì khả năng thống lĩnh thị trường bằng thỏa thuận tập thể thông qua hiệp hội ngành, nghề kinh doanh. Điều đó khiến môi trường kinh doanh ở Việt Nam ở mức thấp.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số “Môi trường kinh doanh” của Việt Nam năm 2017 đứng 82/190 nền kinh tế. Trong đó, các chỉ tiêu bị đánh giá tiêu cực, thấp hơn so với mức trung bình chung là: “Nộp thuế” xếp hạng 167, “Cung cấp điện” xếp hạng 125, “Giải quyết phá sản” xếp hạng 125, “Gia nhập kinh doanh” xếp hạng 121, “Giao dịch ngoại thương” xếp hạng 93, “Bảo vệ nhà đầu tư” xếp hạng 87. Do vậy, để nâng chất môi trường kinh doanh, TS Nguyễn Thanh Trọng kiến nghị: Một là, gỡ bỏ các rào cản gia nhập ngành đối với DN tiềm năng. Hai là, xóa bỏ các phân biệt về ưu đãi trong đầu tư, hoạt động kinh doanh giữa DN thuộc các thành phần kinh tế. Trong đó, cần bãi bỏ các phân biệt đối xử trong việc cho thuê đất, cấp đất phục vụ sản xuất, kinh doanh giữa những DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; dần xóa bỏ các khoản tín dụng ưu đãi, bảo lãnh tín dụng dành cho DN Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi như nhau cho tất cả DN, không phân biệt hình thức sở hữu trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ chức trong và ngoài nước. Ba là, đối với những ngành khi DN tham gia kinh doanh đòi hỏi phải có sự kết nối vào hệ thống hạ tầng của ngành, phối hợp với DN hiện có cùng ngành trong việc sử dụng tài nguyên, dữ liệu, cơ sở vật chất để sản xuất, cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh đến người tiêu dùng như viễn thông, truyền hình, vận tải (hàng không, đường sắt, đường biển), điện... Bốn là, ki??m so??t và ngăn chặn thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, th??a thuận ngăn khả năng gia nhập ngành của DN mới. Năm là, cần xác định vai trò kinh tế của Nhà nước phù hợp với bối cảnh hiện nay và thực tiễn phát triển của kinh tế thị trường hiện đại để đẩy mạnh cải cách khu vực DN Nhà nước và xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử trong việc tiếp cận các nguồn lực, cơ hội kinh doanh giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong cơ chế kinh tế thị trường, nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh là cạnh tranh bình đẳng và không phân biệt đối xử. Chính phủ cần đẩy mạnh cổ phần hóa, tư nhân hóa các DN hoạt động trong các lĩnh vực Nhà nước; không nhất thiết tiếp tục độc quyền kinh doanh, chi phối thị trường trong một số ngành như: kinh doanh xăng dầu, sản xuất hóa chất cơ bản, viễn thông không dây. Sáu là, Nhà nước cần tập trung vào chức năng xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy hiệu quả các nguồn lực của xã hội cho phát triển, đảm bảo các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch. Trong đó, tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý ghi nhận và bảo vệ quyền tự do kinh doanh, bảo vệ cạnh tranh, bảo vệ quyền sở hữu tài sản… của các chủ thể tham gia thị trường, như cần sớm thể chế hóa bằng các văn bản dưới luật để các quy định tiến bộ trong Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 sớm đi vào thực tiễn, sửa đổi và bổ sung Luật Cạnh tranh, xây dựng Luật Chống độc quyền.